Site icon Medplus.vn

Trứng ngỗng có thực sự giúp con thông minh?

Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng?

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh hơn. Vì vậy nên dù nhiều người cảm thấy rất ngán và khó ăn nhưng vẫn cố gắng để ăn. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra mối liên hệ giữa hai vấn đề này.

Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần. Vì nó có lượng cholesterol, hơn nữa có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu. Thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật. Mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn theo các quan niệm dân gian. Khi ăn mẹ bầu nên chế biến trứng chín hoàn toàn để dùng.

Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng?

Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào?

Trứng ngỗng lành tính. Do đó, mẹ bầu có thể ăn vào bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ. Không cần phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của bé.

Tuy nhiên, trong những tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ bị ốm nghén ảnh hưởng đến việc ăn uống. Do vậy, mẹ bầu không nên ăn, vì trứng ngỗng sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên ăn vào thời điểm thai kỳ đã được ba tháng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý 1 tuần chỉ ăn một quả, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược.

Một số dưỡng chất trong trứng ngỗng có lợi cho mẹ bầu

Trứng ngỗng nặng gấp 4 lần so với trứng gà. Có chứa tới 13,5% protein, 13,2% lipid và rất nhiều vitamin A, vitamin B1, Vitamin B2, các khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể con người. Những dưỡng chất bên trong trứng là những thứ mẹ cần trong suốt quá trình mang thai.

Giá trị dinh dưỡng trong 100 g trứng ngỗng gồm: 13 g protein; 14,2 g lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP,… Hàm lượng protein cao, đây được xem như một nguồn cung cấp protein dồi dào cho mẹ và bé.

Tác dụng kỳ diệu của trứng ngỗng

Hỗ trợ thai nhi phát triển trí não

Một số chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ có ích cho thai nhi. So với các loại trứng khác, lòng đỏ trứng có chứa hơn một nửa lecithin trong thành phần dinh dưỡng. Lecithin là hợp chất rất có lợi của não bộ và mô thần kinh. Vì vậy, nếu ăn loại trứng này khi mang thai, mẹ sẽ tạo thêm điều kiện để con yêu trở nên thông minh hơn.

Hỗ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi

Ngăn ngừa cảm lạnh

Vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, mẹ bầu dễ bị cảm lạnh và thấy không được thoải mái. Do đó, để đề phòng cảm lạnh, mẹ có thể thêm trứng ngỗng vào khẩu phần ăn. Cách này sẽ giúp mẹ bầu có được nhiều năng lượng hơn trong các hoạt động hàng ngày. Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật do trong trứng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Tăng cường trí nhớ

Trong thời kỳ mang thai, do sự khó chịu về thể chất hoặc sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Mẹ dễ cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí suy giảm trí nhớ. Vào thời gian này, mẹ có thể ăn sáng với trứng ngỗng luộc. Cách khác đó là đập trứng ngỗng vào bát, khuấy đều, hấp chín. Sau 5 ngày, mẹ sẽ cảm thấy trí nhớ được cải thiện khá nhiều.

Giàu amino axit

Trứng ngỗng chứa các axit amin cần thiết cho phụ nữ mang thai và các vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, E, riboflavinthiamine cùng các chất khoáng sắt, phốt pho, canxi. Các thực phẩm khác có thể chứa các chất dinh dưỡng tương tự. Nhưng trứng của ngỗng là món chứa những axit amin hoàn chỉnh, nhiều chất dinh dưỡng hơn và dễ hấp thu hơn.

Tốt cho mẹ bầu

Ngoài những chất dinh dưỡng bên trong giúp thai nhi phát triển tốt. Trứng ngỗng còn có khả năng đẩy nhanh quá trình thụ thai. Mẹ bầu ăn trứng giúp cho sức khỏe tốt hơn, tử cung khỏe mạnh hơn vì nó giàu axit folic.

Mẹo chọn trứng ngỗng tốt cho mẹ bầu

Mẹ bầu cần biết cách chọn trứng ngỗng sao cho đạt chất lượng tốt nhất, để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo kinh nghiệm của nhiều chị em khi đi chợ, mẹ nên cầm trứng và soi trước nguồn sáng. Nếu quả trứng có màu hồng với 1 chấm mờ, nhìn được túi khí bên trong thì chứng tỏ đó là quả trứng tốt. Ngược lại, nếu thấy bên trong trứng có vệt máu, giun sán hoặc vật lạ thì đó là trứng hỏng.

Ngoài ra, khi mua trứng ngỗng cho mẹ bầu thì mẹ có thể áp dụng cách tiếp theo là thả trứng vào trong dung dịch muối loãng 10%. Nếu trứng nổi lên trên mặt nước thì đó là trứng cũ, mẹ không nên mua, còn nếu trứng lơ lửng trong nước là trứng mới, đạt chất lượng.

Cách luộc trứng ngỗng cho mẹ bầu

Luộc trứng thật kỹ trước khi ăn

Trứng ngỗng là một trong các thực phẩm khó chín, bởi trọng lượng của nó khá lớn. Mẹ bầu nên luộc chín thật kỹ trước khi ăn để tránh mắc các bệnh do vi khuẩn bên trong trứng gây ra.

Nhiều mẹ bầu có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, với cách chế biến trứng ngỗng cho mẹ bầu này lại thiếu vệ sinh. Bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng chín thay vì nước lã.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn trứng ngỗng

Dù rất bổ dưỡng nhưng trứng ngỗng chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo chỉ nên hấp thụ ít hơn 300mg cholesterol mỗi ngày. Một quả trứng có đến 1.227mg cholesterol. Với hàm lượng này, các chuyên gia khuyên mẹ bầu ăn trứng ngỗng không quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

Cụ thể, mẹ nên ăn từ 1 – 2 trứng mỗi tuần, vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các loại thịt, cá để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version