Site icon Medplus.vn

U mô đệm đường tiêu hóa là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh?

U mô đệm đường tiêu hóa là ung thư của các tế bào mô liên kết với xương, hay còn gọi là sarcoma. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên và người cao tuổi, hiếm gặp ở người trẻ. Hãy cùng, Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. U mô đệm đường tiêu hóa là gì?

U mô đệm đường tiêu hóa (UMĐĐTH) có bản chất là sarcomas mô mềm, tức là những u tân sinh xuất phát từ lớp trung mô của cơ thể. Bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên và người cao tuổi, hiếm gặp ở người trẻ.

U mô đệm đường tiêu hóa có thể lành tính, ác tính. Trong đó, u lành tính chiếm 70-80% đa số gặp ở dạ dày, ruột non, thực quản, đại tràng và trực tràng. Các u có tiềm năng ác tính cao thường có kích thước lớn >5 cm, tế bào có dạng biểu mô và có thể di căn đến gan và phúc mạc.

U mô đệm đường tiêu hóa

2. Triệu chứng u mô đệm đường tiêu hóa

Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u cũng như vị trí mà khối u phát triển. Vì lý do này, triệu chứng thường có mức độ nghiêm trọng rất khác nhau giữa mọi người.

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp bao gồm:

Những triệu chứng này cũng rất giống với các triệu chứng trong nhiều bệnh khác. Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn nên trao đổi với bác sỹ. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân của các triệu chứng. Nếu bạn có bất cứ yếu tố nguy cơ nào của khối u mô đệm đường tiêu hóa hoặc mắc bất cứ bệnh gì có thể gây ra các triệu chứng ở trên, hãy đảm bảo rằng bạn đã nhắc đến những vấn đề này với bác sỹ.

3. Các yếu tố nguy cơ phát triển u mô đệm đường tiêu hóa

Cho đến nay vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra khối u mô đệm đường tiêu hóa. Các yếu tố sau được cho là làm tăng nguy cơ phát triển khối u, bao gồm:

  • Tuổi tác: Độ tuổi trung bình mà khối u biểu hiện triệu chứng nhận biết là khoảng từ 50 – 60 tuổi. Một số ít trường hợp hiếm gặp phát hiện u mô đệm dưới 40 tuổi.
  • Gen, di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy khối u mô đệm đường tiêu hóa có thể là do đột biến gen KIT và có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng nếu do di truyền, khối u có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi hơn trong gia đình ở các thế hệ sau và phát triển nhiều khối u hơn.

4. Lời khuyên cho bệnh nhân được chẩn đoán u mô đệm đường tiêu hóa

  • U GIST ở dạ dày và đại tràng có kích thước trên 2 cm và có nguy cơ cao cần được điều trị bằng phẫu thuật.
  • Nội soi siêu âm cần được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi u dưới niêm (nhất là u dưới niêm < 2 cm).
  • U cơ trơn không có triệu chứng không cần phải theo dõi và điều trị qua nội soi, tránh lãng phí về thời gian, chi phí điều trị, cũng như nguy cơ của các thủ thuật chẩn đoán.
  • U mỡ không cần phải theo dõi và điều trị qua nội soi trừ khi có triệu chứng.
  • U dưới niêm xuất phát từ lớp cơ cần được sinh thiết bằng chọc hút kim nhỏ để xác định bản chất tổn thương, có hướng điều trị phù hợp.
  • U dưới niêm có nguy cơ ác tính cần được cắt bỏ qua nội soi hay phẫu thuật tùy thuộc vào bản chất u, kích thước và vị trí u.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version