Site icon Medplus.vn

Vị trí viêm dây thần kinh ngoại biên ở đâu? Có nguy hiểm không?

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh không nằm ở não và tuỷ sống. Bệnh của hệ thần kinh ngoại biên gây rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng và mạch máu, gây ra các triệu chứng như đau hoặc tê bì. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của viêm dây thần kinh ngoại biên là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Các triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Dây thần kinh ngoại biên nằm ở đâu?

Dây thần kinh ngoại biên được xác định là các dây thần kinh mà không nằm trong não và tủy sống của con người. Chức năng chính của các dây thần kinh ngoại biên là liên kết hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Do không nằm trong não và tủy sống nên hầu như các dây thần kinh ngoại biên không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ nên dễ bị tác động bởi các độc tố và các tổn thương cơ học từ bên ngoài.

Vị trí dây thần kinh ngoại biên

2. Các triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên

Khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương thì quá trình trao đổi thông tin giữa các cơ và não hay các bộ phận khác trở nên ê buốt, gây đau hoặc tê các cơ. Sau đây là một số triệu chứng dễ nhận biết giúp phát hiện bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên cần lưu ý:

  • Cảm giác đau nhức, tê buốt và ngứa ngáy ngay tại vùng dây thần kinh bị tổn thương.
  • Giai đoạn đầu phát bệnh, người bệnh thường bị tê bì chân tay, cảm giác như có nhiều mũi kim châm chích hay bị điện giật. Tiếp theo là ngứa ngáy vùng dây thần kinh bị tổn thương và nhanh chóng lan ra các vùng cánh tay và bắp chân.
  • Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên thường xuyên cảm thấy đau nhức ở khớp cổ tay, chân và khớp vai và thường có cảm giác nóng quanh các vùng mà dây thần kinh ngoại biên đi qua. Lúc đầu chỉ cảm thấy đau âm ỉ càng về sau càng đau nhiều hơn.
  • Khả năng vận động yếu đi, khó khăn trong việc đi đứng và di chuyển. Thậm chí còn có nguy cơ bị liệt cơ.
  • Đau bụng và rối loạn đường tiêu hóa: đây là tình trạng nặng hơn của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân bị rối loạn đường tiêu hóa gây ra các tình trạng như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu… kéo dài.
  • Nguy cơ giảm tiết mồ hôi, liệt dương hay tụt huyết áp: đối với các trường hợp nặng, viêm dây thần kinh ngoại biên có làm giảm đi đáng kể quá trình tiết  mồ hôi, có thể biến chứng làm tụt huyết áp gây đau thắt ngực và kể cả liệt dương ở nam giới và khô âm đạo ở phụ nữ.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thần kinh ngoại biên?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm:

  • Chấn thương trực tiếp và đè ép lên dây thần kinh
  • Các nguyên nhân chuyển hóa bao gồm đái tháo đường, suy dinh dưỡng, bệnh porphyria và thiếu vitamin B
  • Các nguyên nhân do viêm bao gồm lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp và mãn tính, bệnh sarcoidose và bệnh đa xơ cứng
  • Các nguyên nhân do nhiễm trùng bao gồm HIV/AIDS, virus herpes, virus thủy đậu (đau thần kinh hậu herpes), bệnh Lyme, bệnh phong và giang mai
  • Bệnh ung thư dây thần kinh hiếm gặp cũng có thể gây bệnh thần kinh.

Những nguyên nhân khác của bệnh thần kinh là nghiện rượu, hóa trị, sử dụng isoniazid, metronidazole và kim loại nặng (thạch tín).

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh?

Có khoảng 1,6% đến 8,2% dân số chung từng mắc phải bệnh thần kinh ngoại biên và thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm:

  • Đái tháo đường, đặc biệt nếu đường huyết được kiểm soát kém
  • Lạm dụng rượu
  • Thiếu vitamin, đặc biệt là các vitamin B
  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh Lyme, thủy đậu (varicella-zoster), nhiễm virus Epstein-Barr, viêm gan C và HIV
  • Bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và lupus, trong đó hệ miễn dịch của bạn tự tấn công các mô cơ thể bạn
  • Bệnh thận, gan hoặc tuyến giáp
  • Tiếp xúc độc chất
  • Các cử động lặp lại, chẳng hạn những người làm một số công việc nhất định
  • Tiền sử gia đình bị bệnh thần kinh.

6. Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

– Mục tiêu điều trị là xử lý căn nguyên gây ra bệnh, sửa chữa thương tổn và giảm nhẹ triệu chứng.

– Điều trị căn nguyên:

– Thuốc: có tác dụng làm giảm triệu chứng, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, cao dán lidocain và các thuốc khác, bao gồm thuốc giảm đau opioid.

–  Các liệu pháp

7. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thần kinh ngoại biên?

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể được hạn chế nếu bạn:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version