Site icon Medplus.vn

Viêm Khớp Dạng Thấp Có Những Phương Pháp Điều Trị Nào?

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh có diễn biến phức tạp, không thể chữa khỏi hoàn toàn, ảnh hưởng đến chức năng khớp và gây bất tiện trong việc di chuyển của người bệnh. 

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Chính vì thế Medplus sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp và phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả là một việc quan trọng bảo vệ sức khoẻ của mỗi người.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Viêm Khớp Dạng Thấp Là Gì?

Viêm khớp dạng thấp có tên gọi đầy đủ là viêm đa khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis. Đây là một bệnh lý tự miễn, có diễn biến mãn tính, do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tấn công vào chính các mô trong cơ thể gây nên.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra sẽ gây sưng viêm, đau khớp, tổn thương khắp cơ thể, thường gặp nhiều như đau khớp bả vaiđau khớp gối, khớp bàn chân, khớp lưng và tay. Khác với viêm xương khớp sẽ làm hao mòn và tổn thương khớp, đối với viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng nặng nề hơn, tác động đến lớp niêm mạc gây tổn thương, sưng đau.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn

Hậu quả cuối cùng là khiến cơ xương khớp bị xói mòn, thoái hoá xương khớp, làm khớp bị biến dạng, ảnh hưởng đến sinh hoạt ngày thường khi dùng sức ở các khớp như mang vác vật nặng, đi lại, viết, đánh máy… Đối với viêm ở vùng khớp háng, khớp gối, mắt cá chân thì việc di chuyển bình thường của người bệnh sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, không chỉ khiến các khớp bị tổn thương, có thể dẫn đến mất chức năng mà còn ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể như mạch máu, da, phổi, tim và cả mắt của người bệnh.

Hiện nay bệnh viêm khớp dạng thấp đang có tỷ lệ gia tăng, thường gặp nhiều ở người trưởng thành trong độ tuổi khoảng từ 20 – 40 tuổi, trung bình cứ 100 người thì có khoảng 1 – 5 người trưởng thành bị mắc bệnh. Nhưng gặp nhiều nhất vẫn là nữ giới, thai phụ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 so với nam giới.

2. Biến Chứng Của Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp

Viêm khớp dạng thấp có diễn biến phức tạp, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và theo dõi diễn biến theo từng giai đoạn bệnh. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp mà người bệnh có thể gặp phải là:

Hạn chế vận động: Khi các khớp bị viêm, sưng đau sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, khiến việc vận động, đi lại của người bệnh bị hạn chế, khi phải di chuyển nhiều sẽ càng gây ra đau đớn nghiêm trọng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nếu tình trạng nặng hơn sẽ làm mất khả năng lao động đối với một số ngành nghề đặc thù…

Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị hiệu quả

Tàn phế: Dính khớp, teo cơ, biến chứng dạng khớp và có nguy cơ gây tàn phế là những biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp lâu ngày không được điều trị. Theo thống kê, có đến 89% trường hợp bệnh nhân bị cứng khớp, khó khăn trong việc di chuyển, khó cầm nắm sau khoảng thời gian 10 năm phát bệnh.

Giảm tỷ lệ đậu thai: Viêm khớp dạng thấp còn là nguyên nhân khiến phụ nữ gặp khó khăn trong vấn đề thụ thai, tỷ lệ này chiếm khoảng 25%.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch: Khi bị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân còn phải đối mặc với nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn là gây tử vong nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị.

3. Diễn Biến Của Viêm Khớp Dạng Thấp

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có những biểu hiện khác nhau theo mức độ tăng dần của từng giai đoạn bệnh.

Cụ thể, viêm khớp dạng thấp sẽ có 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Bệnh nhân bị sưng và đau các khớp do viêm màng trên khớp gây nên. Đồng thời, trong dịch khớp, số lượng tế bào tăng cao do những tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm.

Giai đoạn 2: Viêm khớp dạng thấp đang ở mức độ vừa, thường không có dị dạng khớp xảy ra. Đối với giai đoạn 2, nhận thấy có sự gia tăng của viêm trong mô và bắt đầu lan truyền ra các vùng xung quanh. Không gian trong khớp và trên sụn bị ảnh hưởng thu hẹp lại và bị phá huỷ dần do mô xương bắt đầu phát triển.

Giai đoạn 3: Viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 3 được xem là dạng nặng, sụn khớp bị mất đi không chỉ khiến các khớp bị tổn thương nghiêm trọng mà còn làm lộ ra xương dưới sụn.

Bệnh nhân sẽ có cảm giác như đau ở khớp, vùng đau bị sưng tấy, di chuyển khó khăn, thường bị cứng khớp vào buổi sáng, teo cơ, có những nốt sần dị dạng hình thành, cơ thể mệt mỏi và bắt đầu có dấu hiệu suy nhược.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có diễn biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe theo 4 giai đoạn

Giai đoạn 4: Đây cũng là giai đoạn cuối và nghiêm trọng nhất của viêm khớp dạng thấp. Khi bước vào giai đoạn này, quá trình viêm sẽ có dấu hiệu giảm đi, nhưng bắt đầu hình thành xương chùng và các mô xơ khiến cho chức năng khớp ngừng hoạt động.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có những triệu chứng điển hình mà người bệnh dễ nhận biết là cảm giác căng cứng và đau ở khớp, thường đau nhiều khi mới thức dậy hoặc ngồi lâu trong một tư thế. Khi cử động nhiều thì tình trạng đau căng khớp sẽ giảm đi.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh còn có cảm giác người mệt mỏi, yếu ớt, đôi khi bị sốt cao, mắt ngứa hoặc bỏng đau, chân nổi nhọt, không có cảm giác thèm ăn, nhịp thở ngắn, bị ngứa ran. Quan sát ở vùng khớp bị đau có thể thấy màu da đỏ lên, sưng tấy, mềm và nóng…

4. Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp

Vào giai đoạn đầu, viêm khớp dạng thấp khó chẩn đoán do dấu hiệu thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Triệu chứng của bệnh thường nghèo nàn, khi nhận thấy khớp biến dạng, sưng đau thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Hiện nay, hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam thường dựa vào tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ 1987 (American College of Rheumatology – ACR) để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp có thời gian và diễn biến bệnh thường từ 6 tuần trở lên.

Chẩn đoán xác định: Thời gian diễn biến của bệnh viêm khớp phải trên 6 tuần và có ít nhất 4 trong 7 tiêu chuẩn, được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh như sau:

Xét nghiệm máu: Đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thông qua xét nghiệm máu thường cho thấy protein phản ứng hoặc tốc độ lắng của hồng cầu tăng, có thể thấy sự hiện diện của quá trình viêm cơ xảy ra…

Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X quang cơ xương khớpsiêu âm cơ xương khớp giúp bác sĩ có thể theo dõi được tiến triển của viêm khớp dạng thấp theo thời gian. Chụp MRI và siêu âm cũng là những xét nghiệm chẩn đoán quan trọng giúp đánh giá được mức độ của bệnh đang ở giai đoạn nào.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version