Site icon Medplus.vn

Viêm tuyến Bartholin và những điều cần biết

Viêm tuyến bartholin là một trong những bệnh phụ khoa ít khi gặp những nó lại khiến nhiều chị em lần đầu mắc bệnh cảm thấy hoang mang, không biết đây là bệnh gì? Vậy hãy cùng Medplus tìm hiểm về Viêm tuyến bartholin này nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Viêm tuyến Bartholin là gì?

 Viêm tuyến bartholin còn được gọi là nang tuyến bartholin. Đây là một vết viêm sưng chứa đầy chất lỏng trên một trong các tuyến của Bartholin. Các tuyến của Bartholin nằm ở mỗi bên của lỗ âm đạo, trên môi của môi âm hộ. Chúng tiết ra chất lỏng bôi trơn âm đạo. Chất lỏng giúp bảo vệ mô âm đạo trong quan hệ tình dục.

Những u nang này không phổ biến và thường phát triển ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sau tuổi dậy thì và trước khi mãn kinh. Khoảng 2 % phụ nữ sẽ phát triển u nang Bartholin trong cuộc đời của họ.

2. Nguyên nhân nào gây ra viêm tuyến Bartholin?

Như những gì đã chỉ ra trước đó, một u nang của Bartholin phát triển khi ống dẫn của tuyến bị tắc nghẽn.

Cụ thể, các chất lỏng do tuyến này sản xuất sẽ bị tích tụ lại, khiến cho tuyến bị sưng lên và tạo thành u nang. Điều này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn có thể góp phần hình thành các khối áp xe.

Thông thường những vi khuẩn gây tắc nghẽn nang Bartholin thường là các vi khuẩn có thể lây truyền qua đường tình dục như:

Nếu tuyến Batholin bị tắc do Chalamydia hay vi khuẩn lậu cầu thì cũng đồng nghĩa với việc, ngoài viêm tuyến bartholin cơ thể bạn cũng có thể xuất hiện biểu hiện khác của các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

3. Viêm tuyến Bartholin có nguy hiểm không?

Hầu hết bị u nang Bartholin thường không có cảm giác đau. Nếu mắc phải không bị nhiễm trùng thì bệnh nhân có thể không nhận thấy bất kỳ biểu hiện gì. Nếu u phát triển thì bắt đầu cảm thấy có một khối u xuất hiện gần âm đạo. U nang bartholin có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước của khối u nang, mức độ đau và liệu các nang trùng hay không. Ngoài ra, cần quan tâm đến khả năng tái phát và chẩn đoán phân biệt để có phương án xử trí đúng cách.

Nhiễm trùng nang Bartholin nếu nguy hiểm có thể diễn tiến trong vài ngày. Bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng sau nếu bị nhiễm trùng:

Triệu chứng u nang hoặc áp xe Bartholin thường chỉ xảy ra ở một bên âm hộ. Bệnh nhân cần đi khám nếu thấy khối u gần âm đạo không cải thiện sau 2 đến 3 ngày tự chăm sóc. Nếu phát hiện một khối u gần âm đạo và ngoài 40 tuổi thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra vì có thể biểu hiện của ung thư.

4. Phương pháp ngăn ngừa và điều trị viêm tuyến Bartholin

4.1. Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn chứa nước ấm vài lần một ngày, liên tục trong ba hoặc bốn ngày có thể giúp các nang nhỏ nhiễm trùng bị vỡ và tự biến mất;

4.2. Phẫu thuật dẫn lưu

Bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật để dẫn lưu một u nang bị nhiễm trùng hoặc u nang kích thước rất lớn với sự hỗ trợ của thủ thuật gây tê hoặc giảm đau. Đối với biện pháp phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện một đường mổ nhỏ trong u nang, cho phép chất dịch bên trong chảy ra, sau đó đặt một ống cao su nhỏ (ống thông) tại vị trí mổ. Ống thông được lưu giữ đến 6 tuần sau đó để giữ cho vết mổ mở, cho phép thoát dịch hoàn toàn;

4.3. Kháng sinh

Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu u nang của bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy có tình trạng nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu áp xe được dẫn lưu đúng cách thì có thể không cần dùng kháng sinh;

4.4. Phương pháp mở thông nang

Nếu u nang tái phát hoặc ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, phương pháp mở thông nang có thể được chỉ định. Bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ mở vĩnh viễn dài khoảng 6mm để thoát dịch từ u nang tuyến Bartholin. Một ống thông được bổ sung vào trong vài ngày sau khi làm phẫu thuật để thúc đẩy dẫn lưu và giúp ngăn ngừa tái phát.

4.5. Sử dụng nước rửa vệ sinh để ngăn ngừa bệnh phụ khoa

Bệnh Bartholin nói riêng và các bệnh phụ khoa khác nói chung có thể được ngăn ngừa bằng cách vệ sinh vùng kín đúng cách và hiệu quả, nhất là sử dụng những sản phẩm nước rửa vệ sinh phù hợp. Sản phẩm nước rửa vệ sinh an toàn sẽ giúp làm sạch vùng kín, bảo vệ sức khỏe âm đạo, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

Một số sản phẩm được khuyên dùng bao gồm:

4.5.1. Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena

Nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia thuộc Tập đoàn ABENA ĐAN MẠCH (Từ 1953). Sản phẩm có chứa các thành phần đặc biệt và hoàn toàn lành tính đối với mọi loại da vùng kín, kể cả những chị em có “cô bé” nhạy cảm và dễ bị kích ứng.

Ngoài ra, đây là sản phẩm nước rửa phụ khoa có tác dụng làm sạch hiệu quả, không màu, không mùi, không gây kích ứng, không Paraben. Lời khuyên là sử dụng sản phẩm mỗi ngày để có thể làm sạch vùng kín và ngăn ngừa những loại vi khuẩn không mong muốn.

Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena

4.5.2. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Saforelle của Pháp

Saforelle là một sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ Pháp. Sản phẩm có những thành phần dịu nhẹ, phù hợp với mọi làn da vùng kín của chị em phụ nữ, ngay cả những chị em có làn da nhạy cảm và kích ứng. Sản phẩm có mùi thơm dễ chịu và được chứng nhận bởi các chuyên gia da liễu về độ an toàn.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Saforelle

4.5.3. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ có chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên lành tính, phù hợp với cơ thể phụ nữ Á Đông. Sản phẩm có tác dụng làm sạch và bảo vệ vùng kín, giữ cho làn da vùng kín mềm mịn, ngăn ngừa mùi hôi cũng như viêm nhiễm.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version