Bà bầu ăn bao tử hầm tiêu xanh được không?
Bao tử hầm tiêu xanh được xem là món ăn tốt cho bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Theo Đông y, dạ dày lợn có vị ngọt tính ấm, có công dụng kiện tỳ ích vị, bổ hư nhược. Món ăn này giúp tăng cường sức đề kháng và hệ tiêu hóa, giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn. Đồng thời, đây là món ăn rất phù hợp vào thời tiết giá lạnh, làm ấm người.
Bên cạnh món ăn tốt cho sức khỏe bà bầu, mẹ cũng cần xem thêm Có thai không nên ăn gì? 10+ Thực phẩm các mẹ cần tránh xa
Thành phần dinh dưỡng có trong bao tử hầm tiêu xanh
Thành phần dinh dưỡng có trong bao tử hầm tiêu xanh gồm:
- Protein
- Canxi
- Sắt
- Nước
- Chất béo
- Photpho
- Vitamin A
- Vitamin B1
- Vitamin B2
Lợi ích khi bà bầu ăn bao tử hầm tiêu xanh
Hỗ trợ tiêu hóa
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong món ăn này giúp mẹ hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn bao tử hầm tiêu xanh giúp cho hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Mẹ bầu sẽ tránh được tình trạng khó tiêu hay táo bón khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Bổ sung máu
Thiếu máu trong thai kỳ là rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của thai nhi. Bà bầu ăn bao tử hầm tiêu xanh giúp cơ thể tạo máu bởi hàm lượng sắt có trong thực phẩm này. Cung cấp đủ máu nuôi dưỡng thai nhi giúp bé cưng phát triển tốt và vận chuyển oxy khắp cơ thể.
Giúp tăng cường sức đề kháng
Thật bất ngờ khi bao tử hầm tiêu xanh lại có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Bà bầu ăn bao tử hầm tiêu xanh giúp tránh được các bệnh cảm thường gặp khi mang thai. Tăng cường sức đề kháng còn giúp mẹ có một sức khỏe tốt, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Cách nấu bao tử hầm tiêu xanh
Nguyên liệu
- Dạ dày lợn 1 cái loại nhỏ
- Xương đuôi lợn 0,5 kg
- Rau mồng tơi
- Đậu phụ trắng
- Hạt tiêu xanh, gừng,
- Muối, chanh, gia vị
Cách làm
Bước 1
- Lộn trái bao tử rồi trụng sơ qua với nước sôi, tiếp tục bóp bao tử thật kĩ với muối hoặc chanh để làm sạch nhớt và mùi hôi rồi rửa lại với nước.
- Để giúp làm sạch bao tử dễ dàng hơn là mẹ dùng nước ngọt ga đổ vào bao tử, lớp ga sùi bọt sẽ giúp cặn bã được tróc ra nhanh hơn.
Bước 2
Chần sơ bao tử với nước sôi để dễ thái nhỏ hơn. Thái bao tử thành những miếng dày khoảng 1cm.
Bước 3
- Giã nát 3 lát gừng, 3 nhánh tiêu xanh, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng cà phê tiêu.
- Cho tất cả gia vị vừa giã vào tô bao tử đã được cắt vừa ăn, trộn đều rồi để ướp 15 phút cho bao tử ngấm gia vị.
Bước 4
- Làm sạch xương đuôi lợn rồi cho vào nồi ninh nhỏ lửa để làm nước dùng, thỉnh thoảng mẹ nên nhớ vớt bọt để nước dùng được trong.
- Nên chọn mua xương đuôi để làm nước dùng vì xương đuôi sau khi ninh cũng có độ ngọt mà không bị phần mỡ tủy béo ngấy như khi ninh xương ống.
Bước 5
Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn, đổ bao tử vào xào đến khi cạn nước và bao tử có màu vàng đẹp mắt.
Bước 6
- Đổ phần bao tử vừa xào vào nồi nước dùng cùng với tiêu xanh.
- Nấu cho sôi rồi hạ lửa nhỏ hầm 40-45 phút, đến khi nào miếng bao tử mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn sựt thì tắt bếp.
Bước 7
Rau mồng tơi rửa sạch, nhặt lá cùng đậu phụ đã cắt miếng vuông bày ra đĩa. Khi ăn các mẹ nhớ làm nóng lại nước dùng, thả đậu phụ và mồng tơi vào nhúng giống như ăn lẩu.
Bao tử hầm tiêu xanh có thể ăn kèm với mì hoặc bún, thêm một số loại rau theo sở thích của mẹ.
Lưu ý khi bà bầu ăn bao tử hầm tiêu xanh
Mặc dù có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng tốt cho mẹ bầu. Nhưng bao tử cũng chỉ là nội tạng của động vật, một bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn. Bà bầu nên chú ý chọn mua bao tử ở những nơi có uy tín về chất lượng sản phẩm.
Vệ sinh bao tử thật sạch trước khi chế biến để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Chỉ nên ăn ở hàm lượng vừa phải, theo khuyến nghị, bà bầu nên ăn bao tử hầm tiêu xanh 1 lần/tháng.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu ăn vừng trắng: Nguồn canxi dồi dào cho mẹ và bé
- Bà bầu ăn táo mèo được không? Nguy hiểm tiềm tàng
- Bà bầu ăn bánh mì: Nguồn năng lượng phong phú
- Bà bầu ăn gạo lứt: Có nên ăn gạo lứt thay cơm?
- Bà bầu ăn hành tây: 13 công dụng thần kỳ không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn hàu trong thai kỳ có an toàn không?
- Bà bầu ăn váng sữa có tốt cho sự phát triển thai nhi?
- Bà bầu ăn phúc bồn tử (quả mâm xôi) có tốt không?
Nguồn: Tổng hợp