Site icon Medplus.vn

Bản Lam Căn | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Bản lam căn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc được nhiều người biết đến. Loại dược liệu này thường mọc hoang ở nhiều nơi, dễ dàng tim hái và sử dụng.  Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu bản lam căn nào hiện nay? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Bản Lam Căn | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Bản lam căn; Bọ mẩy; Mây kỳ cấy; Đại thanh,…

Tên khoa học: Clerodenron Cytophyllum Turcz

Họ: Họ Verbenaceae

Đặc điểm dược liệu

Cây bản lam căn mọc thành bụi, thuộc nhóm cây nhỡ, có cành non tỏa ra xung quanh theo vòng tròn, có một lớp lông phủ. Phần vỏ bên ngoài của cành cây có màu nâu.

Lá cây dược liệu có hình bầu dục như mũi mác, phần đầu nhọn, gốc tròn. Dưới phiến lá hiện rõ các đường gân lá.

Hoa bản lam căn mọc thành ngù có lông, hoa màu trắng. Từ trục chính có khoảng 8 – 14 nhánh hoa nhỏ mọc ra. Trên đài hoa có lông và 5 răng, ngoài ra phần tràng hoa cũng được phủ bởi một lớp lông mỏng, tràng hoa hình trụ, 5 thùy hình trái xoan.

Cây bản lam căn ra hoa vào mùa hạ, đậu quả và phát triển vào mùa thu.

Bộ phận dùng

Vị thuốc bản lam căn sử dụng rễ của cây thuốc. Rễ cây hình trụ đâm sâu xuống đất, các nhánh rễ mọc toả ra xung quanh.

Thu hái và chế biến

Để bào chế vị thuốc, người dân đào rễ cây về rửa sạch và phơi khô, có thể phơi nguyên cả bộ rễ hoặc thái lát rồi phơi khô.

Dược liệu được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Phân bố

Cây dược liệu thường mọc hoang ở ven đường, đặc biệt cây rất ưa ánh sáng mặt trời, mọc ở nơi có nhiều ánh nắng. Có thể tìm thấy bản lam căn ở khu vực trung du, đồng bằng miền núi thuộc Trung Bộ và miền Bắc nước ta.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Vị thuốc này có chứa các thành phần hóa học như indigo, arginine, glutamin, salicylic acid, kinetin, uridine, indirubin,….

Tính vị

Dược liệu có tính hàn, vị đắng

Quy kinh

Vào kinh Tâm, Vị

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, dược liệu chứa nhiều hoạt chất có lợi cho con người. Trong đó có thể kể đến các thành phần như salicylic acid, kinetin, uridine, indigo,… Chúng hỗ trợ giảm đau, giải cảm, hạ sốt. Ngoài ra, dược chất có trong dược liệu còn giúp trị mụn nhọt, mụn trứng cá, các vấn đề da liễu, hệ miễn dịch,…

Theo y học cổ truyền

Bản lam căn được ghi chép là dược liệu có tác dụng thải độc, thanh nhiệt cơ thể, giúp lợi tiểu, lợi yết hầu, lợi họng, tiêu đờm, chữa ho, kháng sinh,… Chính vì thế, dược liệu được chỉ định cho đối tượng đang gặp các vấn đề như:

Cách dùng và liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với cách dùng khác nhau.

3. Bài thuốc sử dụng

Bài thuốc chữa thanh nhiệt thấp thang

Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm màng não, giúp ngăn ngừa bệnh cảm và chữa trị chứng quai bị,…

Bài thuốc chữa rong huyết cho phụ nữ

Bài thuốc chữa viêm họng, viêm thanh quản, miệng lưỡi lở đinh nhọt, trị bệnh sởi

Bài thuốc giải cảm mạo cấp tính, chữa sốt cao

Bài thuốc bổ gan từ bản lam căn

Bài thuốc thường được chỉ định cho người bị đau sườn phải, đắng miệng, người bị chán ăn, đi ngoài phân lỏng, thần kinh, vàng da,….

Bài thuốc tiêu viêm cho người bệnh

Bài thuốc chữa trị sùi màu gà

Bài thuốc chống hôi miệng

Bài thuốc chữa viêm da

Bài thuốc chữa mụn cơm mắt cá

Bài thuốc giảm đau từ dược liệu bản lam căn

Bài thuốc chữa cảm mạo cho trẻ em

Bài thuốc trị viêm kết mạc cấp tính

Bài thuốc chữa ban đỏ kết vảy

Bài thuốc chữa bệnh quai bị

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng bản lam căn cần lưu ý:

Bản Lam Căn | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version