Viêm đại tràng mạn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh vật ở ruột, bệnh mạn tính có từng đợt tiến triển. Bệnh viêm đại tràng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của người bệnh, do đó cần phải có phương pháp điều trị thích hợp. Bài viết này Medplus giới thiệu đến bạn chế độ ăn dành cho người bị viêm đại tràng mãn tính giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và tránh ăn gì?
1. Bệnh viêm đại tràng mãn tính là gì?
1.1. Viêm đại tràng mãn tính là gì?
Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn, là một bộ phận vô cùng quan trọng nằm trong ổ bụng. Uốn lượn thành một hình khung.
Viêm đại tràng mãn tính hay viêm ruột già mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn đến mãn tính, nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, gây tổn thương đến niêm mạc đại tràng. Viêm ruột mạn tính nhẹ có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ tổn thương, chảy máu, nặng sẽ xuất hiện những vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe.
1.2. Nguyên nhân
Viêm đại tràng mãn tính là hệ quả do nhiều nguyên nhân, khách quan chủ quan gây ra, trong hầu hết các trường hợp là phối hợp các nguyên nhân gây ra bệnh. Các chuyên gia đã chỉ ra những tác nhân gây bệnh như:
- Do vi trùng như tả, lỵ trực trùng, thương hàn vibrio cholerae, E.coli…
- Siêu vi trùng như Ebstein barr, cytomegalo vir̉us…
- Ký sinh trùng: đặc biệt là lỵ amib, các loại giun, sán..
- Nấm candida albicans
- Viêm loạn khuẩn sau kháng sinh đường ruột…
- Phóng xạ và các yếu tố vật lý khác
- Do hóa học như thuốc nổ TNT, asenic
- Miễn dịch…
- Di truyền như bệnh viêm đại trực tràng chảy máu, viêm đại tràng từng đoạn crohn…
1.3. Biểu hiện
Người bị bệnh viêm đại tràng mạn tính thường có những biểu hiện như:
- Đau bụng: Đau bụng có thể có hoặc không. Cơn đau có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo khung dại tràng, đa số khu trú tại nửa khung đại tràng và hai hố chậu.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị đi ngoài nhiều hơn bình thường, đi ngoài phân lỏng nát, táo bón, đầu rắn đuôi nát…đặc biệt là sau khi ăn uống đồ ăn kích thích. Phân có thể có nhầy hoặc lẫn máu.
- Chướng bụng: Người bệnh viêm đại tràng mạn tính hay có biểu hiện bụng ấm ách, đầy hơi, căng tức bụng.
2. Những biến chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng càng kéo dài thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao, đặc biệt là ở người cao tuổi:
- Xuất huyết: Bệnh có thể khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, mất hết lớp lót, dẫn đến xuất huyết hoặc nhiễm độc đại tràng.
- Thủng đại tràng: Viêm kéo dài cùng với tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị có thể khiến các vết loét lan rộng. Khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến giãn, thủng đại tràng.
- Ung thư đại tràng: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của viêm đại tràng mạn tính. Quá trình phát triển thành ung thư từ 7-10 năm.
3. Chế độ ăn cho người bị viêm đại tràng mãn tính
3.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh viêm đại tràng
- Đủ thành phần các chất dinh dưỡng:
- Chất đạm (protein): 1g/ kg/ ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương…
- Năng lượng: 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân.
- Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ ngày.
- Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
3.2. Người bị viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì?
1. Thực phẩm giàu chất xơ
- Cám yến mạch,
- Đậu,
- Lúa mạch,
- Các loại hạt,
- Ngũ cốc nguyên hạt…
2. Protein
3. Trái cây và rau
4. Thực phẩm giàu canxi
- Rau xanh,
- Sữa chua,
- Kefir;
- Sữa (nếu bạn không dung nạp lactose, hãy chọn các sản phẩm sữa không có lactose hoặc sử dụng men tiêu hóa lactase);
- Cá mòi;
- Các loại đậu (nên ăn ít vì chúng giàu chất xơ và có thể làm tăng nhu động ruột, đau bụng và đầy hơi. Bạn có thể thử những thực phẩm này với lượng nhỏ hoặc xay nhuyễn để xem chúng có gây ra các triệu chứng hay không).
- Hạnh nhân;
- Các loại hạt…
5. Thực phẩm có men vi sinh
- Sữa chua,
- Kim chi,
- Miso,
- Dưa bắp cải,
- Nấm sữa Kefir.
- Cải chua,
- Tempeh đậu nành;
- Trà nấm thủy sâm;
- Dưa chuột muối…
3.3. Người bị viêm đại tràng mãn tính không nên ăn gì?
Người vị viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?
- Rượu;
- Caffeine;
- Đồ uống có ga;
- Các sản phẩm từ sữa, nếu bạn không dung nạp lactose;
- Đậu khô, đậu Hà Lan và các loại đậu;
- Trái cây sấy;
- Thực phẩm có lưu huỳnh hoặc sunfat;
- Thực phẩm giàu chất xơ;
- Các loại hạt và bơ hạt giòn;
- Bắp rang bơ;
- Các sản phẩm có sorbitol (kẹo cao su và kẹo không đường);
- Trái cây và rau sống;
- Đường tinh luyện;
- Thức ăn cay;
3.4. Mẹo ăn uống cho người bị viêm đại tràng
- Ăn bốn đến sáu bữa ăn nhỏ hàng ngày.
- Uống đủ nước – uống đủ nước để giữ cho nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt đến trong – với nước: nước canh, nước ép cà chua hoặc dung dịch bù nước.
- Uống từ từ và tránh dùng ống hút.
- Sử dụng các kỹ thuật nấu ăn đơn giản – luộc, nướng, hấp, luộc.
- Sử dụng nhật ký thực phẩm để theo dõi những gì bạn ăn và bất kỳ triệu chứng nào bạn có thể gặp phải.
Điều quan trọng là phải duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và giàu chất dinh dưỡng ngay cả khi bệnh thuyên giảm, các triệu chứng bệnh giảm hoặc thậm chí biến mất. Hãy nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng nước lọc, nước canh, nước ép cà chua và các dung dịch bù nước. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của bạn.
4. Kết luận
Viêm đại tràng mãn tính cần được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn khoa học dành cho người bệnh viêm đại tràng mạn tính mà Medplus đã chia sẻ trên. Ngoài ra chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống mọi bệnh tật.
Nguồn tài liệu: