Site icon Medplus.vn

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì để bảo vệ chức năng thận?

Đối với hội chứng thận hư, quả thận sẽ không thể làm việc một cách bình thường được, hậu quả dẫn đến một lượng lớn protein trong máu bị thất thoát và xuất hiện trong nước tiểu. Hội chứng thận hư có thể gây ra bởi tình trạng bệnh thận ứ nước. Vậy, làm thế nào khi bị hội chứng thận hư? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì?

Hội chứng thận hư là một trong những bệnh lý về thận mà biểu hiện của bệnh lý này là sự suy giảm chức năng lọc và đào thải của thận. Vì vậy khi chức năng thận suy giảm, sẽ gây ra các vấn đề như tóc gãy rụng, xơ, yếu, tăng cân bất thường, bị phù, tiểu nhiều, tiểu đêm gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì: Khoai lang

Trong khoai lang có chứa tinh bột, chất xơ, vitamin giúp cung cấp năng lượng đảm bảo hoạt động của thận. Thành phần của khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A giúp tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương. Ngoài ra, khoai lang cũng ít calo và không có chất béo. Chúng là nguồn cung cấp vitamin B-6, vitamin C và kali rất tốt. Khoai lang có nhiều chất xơ và với chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Những món ăn từ khoai lang

  • chè khoai dẻo
  • Khoai lang nướng
  • mứt khoai lang dẻo
  • bánh khoai lang
  • Khoai lang chiên vừng mật ong

Lưu ý cho bạn khi ăn khoai lang

  • Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của bạn.
  • Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
  • Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
  • Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.
  • Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì: Trứng gà

Protein bị thất thoát ra bên ngoài rất nhiều do thận hư nên không thể hấp thụ lại được. Để bù cho lượng protein bị thất thoát này: trứng có nhiều protein, lòng trắng trứng gần như là protein nguyên chất. Lòng trắng trứng chứa calo và chất béo, trong khi lòng đỏ trứng lại chứa lượng i-ôt và Selen rất lớn, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trong trứng gà có chứa lượng lớn acid béo omega-3, lutein, kẽm và choline.

Những món ăn từ trứng cho bạn

  • Trứng gà sốt nấm
  • Trứng xào lá hẹ
  • Trứng hấp đậu phụ

Lưu ý cho bạn khi ăn trứng gà

  • Nên ăn trứng gà vào bữa sáng
  • Không nên ăn trứng gà sống
  • Không nên ăn quá nhiều
  • Không ăn trứng gà đã để quá lâu
  • Tránh uống nước trà khi ăn trứng gà

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì: Bông cải xanh (Súp lơ)

Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết: axit folic, magie, phốt pho và vitamin K, vitamin C. Hàm lượng vitamin K cao giúp bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa của các cholesterol xấu (LDL) và giảm các biến chứng bệnh nghiêm trọng. Ngoài ra, súp lơ còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, K mà còn hỗ trợ hấp thu tốt vitamin D; giúp làm giảm viêm và giảm đau trong cơ thể.

Món ăn từ bông cải xanh tốt cho bạn

  • Bông cải xanh xào nấm chay
  • Canh bông cải xanh.
  • Súp bông cải xanh.
  • Nước ép bông cải xanh.
  • Thịt bò xào bông cải xanh
  • Gà áp chảo với bông cải xanh

Lưu ý cho bạn khi ăn bông cải xanh

Để giữ lại hàm lượng khoáng chất, dưỡng chất trong súp lơ. Khi chế biến cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Không cắt, thái nhỏ súp lơ trước khi rửa, nên ngâm súp lơ trong nước muối khoảng 10 phút.
  • Không chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của các dưỡng chất, vitamin có trong chất xơ.
  • Không ăn nhiều, nên ăn thêm các loại rau, trái cây khác.

Người bị hội chứng thận hư không nên ăn

  • Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
  • Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
  • Rượu bia và chất kích thích
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
  • Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn

Lưu ý cho bạn khi bị hội chứng thận hư

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.

Bên cạnh đó các bạn cần:

  • Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
  • Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Exit mobile version