Nổi mề đay là một bệnh lý dị ứng da phổ biến, bệnh gây khó chịu, ngứa, ở một khu vực da nhất định như tay, chân, mặt, bụng, lưng hay nổi khắp toàn thân. Vậy, làm thế nào khi bị nổi mề đay? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị nổi mề đay nên ăn gì để giảm triệu chứng mẩn đỏ, đau ngứa?
Nổi mề đay là tình trạng da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ và ngứa khó chịu. Bệnh sinh ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên, lúc này cơ thể sẽ sản sinh hoạt chất histamin gây ngứa ngáy, nổi mẩn. Mề đay chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng và quanh rốn là chính, sau đó có thể lan rộng sang nhiều chỗ khác nếu không được tiến hành điều trị dứt điểm và đúng cách như: tay, chân, đùi, trước ngực,…
Người bị nổi mề đay nên ăn gì: Khoai lang
Trong khoai lang có chứa tinh bột, chất xơ, vitamin giúp cung cấp năng lượng đảm bảo hoạt động của cơ thể. Thành phần của khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A giúp tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương. Vitamin A tham gia vào quá trình cấu trúc da và niêm mạc, giúp da phát triển bình thường. Khi cơ thể bị thiếu vitamin A, bạn sẽ bị khô da, nứt da, dễ bị nhiễm trùng da. Khi ấy, sức đề kháng của da rất yếu ớt, vi khuẩn có thể tấn công và làm hại niêm mạc và da.
Những món ăn từ khoai lang
- chè khoai dẻo
- Khoai lang nướng
- mứt khoai lang dẻo
- bánh khoai lang
- Khoai lang chiên vừng mật ong
Lưu ý khi ăn khoai lang
- Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày. Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi… Để đảm bảo, chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
- Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
- Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
- Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.
- Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Người bị nổi mề đay nên ăn gì: Hạt óc chó
Óc chó được biết đến là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng; trong thành phần của óc chó có chứa một lượng lớn các axit béo omega-3 có chức năng rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tổng thể; làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào, hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Giúp cải thiện một số triệu chứng do mề đay như da viêm đỏ, phù nề, nóng rát và nổi sẩn ngứa.
Món ăn ngọt từ hạt óc chó
- Sữa óc chó hạnh nhân đậu đen
- Cháo yến mạch với quả óc chó
- Tôm sốt chua ngọt với hạt óc chó
- Hạt óc chó rang muối
- Quả óc chó rang mè (vừng)
- Quả óc chó rang bơ
- Bánh yến mạch với hạt óc chó
- Gà sốt chua ngọt với quả óc chó
- Salad hạt óc chó sốt cam
Quả óc chó ăn như thế nào cho đúng cách
- Dùng kìm kẹp quả óc chó; sau đó ăn trực tiếp phần nhân phần vẩy ở giữa bỏ.
- Có thể ăn quả óc chó như một món ăn vặt.
- Có thể dùng óc chó làm bánh, làm nhân sôcôla, ép lấy dầu; dùng với sữa tươi, trộn với kem hoặc sữa để làm bánh; hay pha chế trực tiếp vào sinh tố trái cây.
- Ngon hơn khi bỏ óc chó vào lò vi sóng với nhiệt độ 160 độ rồi lấy ra bóc ăn; sẽ có vị thơm và bùi hơn, tạo thêm hương vị và đa dạng trong ăn uống
Người bị nổi mề đay nên ăn gì: Bí đỏ
Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin nhóm B, PP, chất sắt, axit folic, magiê, kali, đồng, kẽm… nhiều nguyên tố vi lượng và axit amin khác. Ngoài ra, hạt bí đỏ rất dồi dào folate, kẽm và các chất béo lành mạnh như omega 3. Tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc da; giúp da khỏe mạnh, mềm mịn và ít bị tổn thương khi có các yếu tố tác động. Do đó, bổ sung nhóm thực phẩm vào chế độ ăn có thể phục hồi các tế bào tổn thương; kiểm soát triệu chứng trên da và ngăn ngừa mề đay lây lan rộng.
Cách làm nước ép bí đỏ
- Bước 1: Bí đỏ bạn gọt vỏ và bỏ ruột, rồi đem đi rửa thật sạch, cắt thành những miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho vào máy ép lấy nước. Nếu bạn không có máy ép có thể cho vào máy xay cùng với ít nước, xay thật nhuyễn, rồi lọc lấy nước bỏ xác.
- Bước 3: Bạn đổ nước ra ly cho đường vào khuấy nhẹ cho tan hết . Tiếp tục cho sữa chua vào rồi khuấy nhẹ cho vài viên đá vào thưởng thức.
Lưu ý khi ăn bí đỏ
- Phản ứng dị ứng: Bí ngô có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác nhau trong cơ thể. Do các hormone thai kỳ được giải phóng với số lượng lớn.
- Vấn đề tiêu hóa: Do khá nhiều chất xơ mà ăn nhiều bí đỏ có thể bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc ợ hơi.
Người bị nổi mề đay không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị nổi mề đay
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị dị ứng thời tiết nên ăn gì để hạn chế tình trạng viêm nhiễm?
- Người bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để hạn chế các triệu chứng đau?
- Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì để tăng cường sức khỏe cho cơ thể?
- Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì để giảm bớt lượng mỡ thừa?
- Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì để tăng sức đề kháng?
- Người bị rạn da nên ăn gì để phục hồi làn da khỏe mạnh, hồng hào?
Nguồn: Tổng hợp