Lợi (nướu) bị sưng đỏ, đau, dễ chảy máu và kèm hôi miệng là tình trạng báo hiệu bạn đang bị viêm lợi. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ trở thành bệnh nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vậy, làm thế nào khi bị viêm lợi? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị viêm lợi nên ăn gì?
Khi vệ sinh răng miệng ko đúng cách, các loại vi khuẩn sẽ hình thành và bám trên bề mặt răng (một màng mỏng, bám vào bề mặt răng, thành phần gồm vi khuẩn, chất nhầy và vụn thức ăn). Với những người đề kháng kém, hoặc hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo cơ hội vi khuẩn xâm nhập, kết thành các mảng bám màu trắng ngà dưới răng, và gây ra bệnh viêm lợi, viêm nướu, chảy máu chân răng…
Người bị viêm lợi nên ăn gì: Khoai lang
Thành phần của khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A giúp tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương và hỗ trợ giảm viêm sưng. Khoai lang có nhiều chất xơ; có tác dụng làm sạch các mảng bám; và vết bẩn mắc kẹt bên trong khoang miệng. Đồng thời, giúp nước bọt tiết ra nhiều hơn, hỗ trợ khắc phục chứng khô miệng. Vì thế, ăn nhiều thực phẩm giàu chất sơ; sẽ ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh về nướu răng.
Những món ăn từ khoai lang
- chè khoai dẻo
- Khoai lang nướng
- mứt khoai lang dẻo
- bánh khoai lang
- Khoai lang chiên vừng mật ong
Lưu ý khi ăn khoai lang
- Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày. Để đảm bảo, chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
- Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
- Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
- Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.
- Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Người bị viêm lợi nên ăn gì: Tỏi
Tỏi là gia vị có chứa Allicin có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm; bao gồm cả vi khuẩn gây sưng nhức vùng lợi, nướu. Hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm; nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường. Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn axit lipoic và taurine; quercetin tuyệt vời và có lịch sử lâu dài trong điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng, viêm do vi khuẩn gây ra.
Món ăn ngon với tỏi
- Bánh mì nướng bơ tỏi giòn rụm.
- Tôm rim tỏi.
- Tôm tươi hấp tỏi.
- Cánh gà nướng bơ tỏi.
- Gà nấu tỏi.
- Chân gà chiên mắm tỏi.
- Ếch xào tỏi.
- Cá cơm chiên tỏi.
Lưu ý khi ăn tỏi
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói. Các bạn sẽ gặp ngay các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy vì tỏi chứa chất oxy hóa khá mạnh, bào mòn đường ruột và chất fructan sẽ làm cho dạ dày chứa đầy chất khí rất nguy hại.
- Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn tỏi cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến bạn bị loãng máu.
Người bị viêm lợi nên ăn gì: Sữa chua
Acid Lactic không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, mà còn tăng hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng. Vì vậy, những người bị viêm lợi nên ăn nhiều thực phẩm chứa acid lactic để nhanh lành bệnh. Acid Lactic có chứa nhiều trong các thực phẩm lên men như sữa chua. Bạn nên sử dụng sữa chua mỗi ngày; cụ thể là sữa chua không đường để hạn chế hấp thụ đồ ngọt.
Món ăn ngon cùng sữa chua
- Salad trộn sữa chua
- Sữa chua dẻo
- Sữa chua kèm ngũ cốc
- Sữa chua kèm trái cây
- Sữa chua nếp cẩm
- Sữa chua đậu đỏ
Một số lưu ý để ăn sữa chua đúng cách
- Điều đầu tiên cần chú ý tuyệt đối không sử dụng sữa chua bị hỏng hoặc hết hạn hay để quá lâu.
- Nếu sử dụng sữa chua tự làm nên sử dụng trong thời gian 2 – 3 ngày không nên để quá để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong sữa chua.
- Hạn chế ăn sữa chua vào lúc đói bởi lúc này trong dạ dày có nồng độ pH không phù hợp với điều kiện sống của các vi khuẩn có lợi không sống sót được hoặc có thể dễ gặp phải những cơn đau dạ dày của người bị bệnh đau dạ dày.
- Các bạn cần lưu ý không sử dụng quá nhiều sữa chua trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Khi lựa chọn sữa chua bạn nên lựa chọn những loại ít béo.
Người bị viêm lợi không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị viêm lợi
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị dị ứng thời tiết nên ăn gì để hạn chế tình trạng viêm nhiễm?
- Người bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để hạn chế các triệu chứng đau?
- Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì để tăng cường sức khỏe cho cơ thể?
- Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì để giảm bớt lượng mỡ thừa?
- Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì để tăng sức đề kháng?
- Người bị rạn da nên ăn gì để phục hồi làn da khỏe mạnh, hồng hào?
Nguồn: Tổng hợp