Site icon Medplus.vn

Peel da có tốt không?

Peel da có tốt không?

Một làn da đẹp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như di truyền, quy trình chăm sóc, cách dưỡng da đẹp, cũng như một số phương pháp thẩm mỹ tác động đến da. Peel da đang là một trong những phương pháp làm đẹp được ưu chuộng hiện nay. Song peel da có tốt không vẫn đang là thắc mắc của nhiều người đang muốn cải thiện làn da của mình, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Peel da là gì có tốt không?

Peel da (thường được gọi là thay da sinh học hay chemical peel) là phương pháp làm đẹp sử dụng các hợp chất hóa học tự nhiên tác động lên bề mặt da để làm da sáng mịn hơn.

Peel da mặt có tốt không? Tùy vào mức độ peel mà phương pháp peel da sẽ có tác dụng khác nhau. Peel da ở mức độ nhẹ giúp da tẩy bào chết, loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn, làm sạch sâu. Từ đó da trở nên sáng mịn hơn, hạn chế xuất hiện mụn do lỗ chân lông được thông thoáng. Đối với peel da mức độ sâu, peel da được sử dụng để điều trị các vấn đề về lão hóa da như nếp nhăn, đốm nâu, tàn nhan, tăng sắc tố da, và hỗ trợ cải thiện những vết sẹo trên da.

Ngoài ra, peel da còn được kết hợp với các phương pháp chăm sóc da khác. Tuy nhiên, những phương pháp kết hợp này cần có sự đánh giá tình trạng da và được chỉ định bởi các bác sĩ da liễu có chuyên môn tay nghề cao.

Các loại peel da và công dụng làm đẹp của phương pháp peel da

Để trả lời câu hỏi peel da có tốt không hay peel da nhiều có tốt không, bạn cần hiểu hơn về các loại peel da. Bởi tùy thuộc tình trạng da và mục đích điều trị các vấn đề da liễu khác nhau mà bạn có thể lựa chọn hoặc được bác sĩ chỉ định mức độ peel da. Mỗi dạng peel da sẽ có mức độ tác động cũng như công dụng riêng. Phương pháp peel da có ba loại sau:

Peel nông (peel da tại nhà)

Là phương pháp sử dụng Axit alpha-hydroxy (AHA), hoặc loại axit nhẹ khác Beta Hydroxy Acid BHA (như axit salicylic, axit glycolic, và axit lactic) tác động lên mặt trên của da, nhẹ nhàng tẩy tế bào chết cho da, làm sạch da, ngăn ngừa mụn. Phương pháp này giúp cải thiện sạm da, mụn thâm, da thô ráp ở mức độ nhẹ.

Vậy peel da tại nhà có tốt không và peel da nhiều có tốt không? Với mức độ tác động nhẹ nhàng của loại peel da nông này, bạn có thể tự peel da tại nhà với tần suất 2-5 tuần một lần để duy trì kết quả làn da như mong muốn. Với phương pháp peel da nông, bạn chỉ mất vài phút thực hiện. Vài giờ sau đó, da bạn có thể hơi khô ráp khó chịu.

Peel da trung bình

Ở mức peel da trung bình, Glycolic or trichloroacetic acid được sử dụng để tác động và thẩm thấu vào lớp biểu bì và lớp sâu hơn của da.

Peel da trung trình hiệu quả trong việc làm mờ các nếp nhăn thanh mảnh, nám, đốm đen, tàn nhang, hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông giúp da trong tươi sáng, mịn màng hơn.

Vì mức độ tác động mạnh hơn nên làn da cần tới 6 tuần để phục hồi. Bạn chỉ nên peel da lại sau 6-12 tháng để duy trì kết quả điều trị. Một số phản ứng như cảm thấy nóng hoặc châm chích trên da mặt, làn da của bạn có thể trở nên ửng đỏ trong vài ngày sau khi peel da.

Peel da sâu

Đây là mức độ peel da mạnh nhất của thay da sinh học, các hoạt chất như Trichloroacetic acid hoặc phenol sẽ được thẩm thấu không chỉ lớp thượng bì mà tác động sâu lớp dưới của da. Phương pháp này rất hiệu quả giúp cải thiện các dấu hiệu lão hóa da như các nếp nhăn, tăng sắc tố da, nám, đốm đen, tàn nhang, và hỗ trợ điều trị sẹo nông.

Peel da sâu cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu uy tín bởi mức độ tác động sâu của nó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ trước khi tiến hành peel da sâu. Quy trình dạng peel da này có thể được tiến hành trong 30 phút. Bạn nên cân nhắc peel da sâu cho da, bởi các chất hóa học trên sẽ có một số tác dụng phụ khác.

Quy trình peel da làm đẹp

Sau đây là quy trình peel da ở mức độ nông tới trung bình mà ở một số bệnh biện thẩm mỹ, chăm sóc da mà bạn có thể tham khảo:

  1. Làm sạch da, loại bỏ bớt dầu nhờn, lớp trang điểm, kem chống nắng trên da bằng sửa rửa mặt dịu nhẹ
  2. Một số hoạt chất được sử dụng và lưu trên bề da vài phút. Các hóa chất có thể được sử dụng trong peel da như Alpha hydroxy axit (AHA), Beta Hydroxy Acid BHA, axit glycolic hoặc axit lactic, Hydroquinone, Tretinoin,…
  3. Da bạn bạn sẽ được trung hòa các hóa chất ngăn không cho các hóa chất thâm nhập sâu hơn vào da và làm dịu lại bằng chườm đá lạnh.
  4. Bạn sẽ được thoa kem chống nắng để đảm bảo da được bảo vệ khỏi tác động của tia UV ánh sáng mặt trời.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi peel da

Peel da có tốt không? Trong và sau khi peel da, bạn có thể gặp một số phản ứng phụ sau đây:

  • Da bị sưng đỏ: Đây là phản ứng bình thường của da khi một số hoạt chất kích thích, tác động lên da sau khi peel.
  • Cảm giác bị châm chích, nóng rát: Đặc biệt sau khi peel da trung bình thì bạn sẽ cảm giác hơi châm chích và nóng da. Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ giúp da bạn dịu sau 20 phút bằng cách chườm lạnh.
  • Sạm da, da tối màu hơn: Những ngày đầu peel, da bạn có thể tối màu hơn trước. Tuy nhiên đây chỉ là phản ứng tạm thời. Nếu bạn có cách chăm sóc da sau peel đúng cách, da bạn sẽ trở lại bình thường hoặc sáng hơn. Lưu ý luôn bôi kem chống nắng có chỉ số 50+ để ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố da sau peel.
  • Nhiễm trùng: Trong một số trường hợp, peel da sâu và chăm sóc da sau peel sai cách khiến da bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho nấm hoặc vi khuẩn, chẳng hạn như vi rút herpes bùng phát gây sưng viêm
  • Gây sẹo: Rất hiếm khi peel da gây sẹo. Tuy nhiên, nếu peel da không đúng liều lượng và sai cách sẽ gây ra sẹo vĩnh viễn
  • Tổn thương tim, gan, thận: Tác dụng phụ này cũng rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng axit carbolic (phenol) trong peel da sâu có nguy cơ làm tim đập nhanh hơn. Vì vậy, peel da sâu chỉ được chỉ định bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn, tay nghề cao.

Những lưu ý trước khi peel da

Trước khi lựa chọn phương pháp peel da, bạn nên có sự thăm khám để đánh giá tình trạng của mình với bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn và giúp đạt kết quả hiệu quả nhất.

Trước khi peel da, bác sĩ có thể yêu cầu số thông tin về:

  • Bệnh sử: Trước đây và hiện tại bạn đã từng sử dụng phương pháp điều trị nào chưa? Các loại thuốc và sản phẩm chăm sóc da bạn đang sử dụng?
  • Kiểm tra tình trạng da: Bạn sẽ được kiểm tra và đánh giá tình trạng da để xem liệu loại da của bạn hiện tại có phù hợp để peel da không.

Ngoài ra bạn cần lưu một số điều sau:

  • Tránh tiếp xúc với ánh mặt trời trong 2 tuần trước khi peel da
  • Sử dụng một số thuốc bôi (có thể là hydroquinone) theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện liệu trình
  • Không sử dụng các sản phẩm chứa retinoids như tretinoin trong 2 tuần trước khi tiến hành peel da. Trong trường hợp do bệnh lý khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có phương án hiệu quả khác
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh, bạn nên sử dụng nó cách ít nhất 24 tiếng trước liệu trình peel da
  • Vùng da được peel đảm bảo không có vết thương hở hay nhiễm trùng.

Peel da sinh học là phương pháp làm đẹp giúp bạn cải thiện nhiều vấn đề về da liễu như mụn, lỗ chân lông to, lão hóa da (nám, tàn nhang, nếp nhăn, đốm nâu). Tuy nhiên bạn nên hiểu về tình trạng da của mình để lựa chọn phương pháp làm đẹp tốt nhất cho mình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc peel da có tốt không và những công dụng của peel da.

 Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: CHEMICAL PEELS: OVERVIEW

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version