Trẻ bị bầm tím mắt có sao không? Nguyên nhân trẻ bầm tím mắt
Trẻ bị bầm tím mắt có sao không?
Trẻ nhỏ bị bầm tím mắt là hiện tượng da ở vùng mắt chuyển thành màu tím, khác so với bình thường. Thông thường, tình trạng này sẽ có kèm theo các dấu hiệu khác hoặc cảm giác đau khi chạm vào. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc bị va đập mạnh, nhưng ảnh hưởng và triệu chứng sẽ khác nhau tùy theo mức độ tổn thương. Trong đa số trường hợp, sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe và có khả năng tự lành. Tuy nhiên, một số lại là dấu hiệu cảnh báo của sự va chạm gây tổn thương nghiêm trọng bên trong. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan về tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ bị bầm tím mắt
Các nguyên gây ra tình trạng bầm tím mắt ở trẻ nhỏ là:
- Do va chạm đơn thuần bên ngoài (bức tường, cánh cửa,…)
- Ảnh hưởng sau phẫu thuật chỉnh nha
- Trường hợp nguy hiểm nhất: Chấn thương ở bên trong, cụ thể là vùng đầu – vết nứt sọ,…
Cách chăm sóc cho trẻ bị bầm tím mắt
Dưới đây là các lưu ý chăm sóc cho trẻ khi bị bầm tím mắt:
- Đưa con đến bệnh viện kiểm tra các tổn thương bên trong
- Giảm đau và tan vết bầm bằng các phương pháp tại nhà (chườm nóng, chườm lạnh,…)
- Thực hiện yêu cầu của bác sĩ điều trị
- Bổ sung vitamin C cho con
- Theo dõi biểu hiện của bé
- Thường xuyên hỏi về cảm giác của con (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…)
- Hạn chế các chấn thương, va đập
- Massage mắt giúp hạn chế cục máu đông và các vấn đề thị lực.
Trẻ bị bầm tím mắt khi nào cần đi khám?
Theo thống kê, các trường hợp bị bầm mắt thông thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe, có khả năng tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có xuất hiện tổn thương bên trong lại đòi hỏi điều trị y tế vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bên cạnh đó, hình thành cục máu đông cũng có thể gây ra các vấn đề về thị lực. Cần đảm bảo hiểu rõ mức độ tổn thương của con nhằm kiểm soát kịp thời các biến chứng ở sức khỏe. Nếu tình trạng bầm mắt xuất hiện kèm theo một số các triệu chứng khác: chảy máu ở mũi, tai hoặc mắt, không di chuyển được mắt, nôn ói hay co giật,.. đều rất nguy hiểm, cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp.
Phòng ngừa bầm tím mắt cho trẻ
Các bác sĩ cho rằng, việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế các va chạm hay chấn thương ở khu vực đầu hoặc mắt là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bầm tím mắt. Cụ thể hơn:
- Cho con đeo kính bảo hộ khi tham gia hoạt động nguy hiểm hay thể thao
- Thắt dây an toàn, đeo mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Tránh các va chạm với vật cứng, đánh nhau
- Không để con đi vào nơi ẩm ướt một mình
- Lót các miếng đệm lên bề mặt cứng nơi sinh hoạt
- Hạn chế các vật cứng trong tầm mắt của trẻ
- Không để con tự chơi một mình mà không trông chừng
Thực đơn cho trẻ bị bầm tím mắt
Thực đơn trong trường hợp này cũng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bầm mắt ở trẻ. Cụ thể
Thực phẩm nên bổ sung
- Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi,…
- Quả dứa: chứa enzyme bromelain, có chức năng phá vỡ sắc tố gây bầm
- Các loại rau xanh: bổ sung vitamin K, đẩy nhanh quá trình phục hồi
- Thực phẩm giàu kẽm: tôm, hàu, hạt điều,… giúp đẩy nhanh quá trình tan máu bầm
Thực phẩm cần hạn chế
- Tỏi
- Gừng, nghệ
- Nhân sâm
- Thực phẩm giàu omega-3: cá hồi, cá thu,…
- Thực phẩm chứa vitamin E: hạnh nhân, dầu hướng dương, ô-liu,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bầm tím mắt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bầm tím mắt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo