Trẻ bị máu nhiễm mỡ có sao không? Nguyên nhân trẻ máu nhiễm mỡ
Trẻ bị máu nhiễm mỡ có sao không?
Trẻ bị máu nhiễm mỡ (hay còn gọi là mỡ máu cao) là tình trạng bất thường ở các chỉ số mỡ máu, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khoẻ của trẻ như tăng nguy cơ đột quỵ. Theo các bác sĩ, bệnh không có triệu chứng cụ thể, đặc trưng nào, nên khó nhận biết sớm. Thông thường, nhiễm mỡ máu ở trẻ chỉ nhận biết qua khám sức khoẻ định kì hoặc khi bệnh đã trở nặng. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc độ thích hợp của chế độ dinh dưỡng của bé.
Nguyên nhân trẻ bị máu nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao) ở trẻ nhỏ. Cụ thể là:
- Béo phì: Việc thừa cân, tích tụ nhiều mỡ sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao, khiến nguy cơ mỡ máu cao cũng tăng đáng kể.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sự mất cân bằng dinh dưỡng xuất hiện khi trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ, ít rau xanh,… tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Lười vận động: Sự tích tụ chất béo dư thừa tăng đáng kể do thiếu vận động, đến khi vượt quá mức kiểm soát sẽ gây mỡ máu cao.
- Di truyền: Trẻ có nguy cơ mắc bệnh nếu gia đình có người bị mỡ máu cao hoặc người mẹ khi mang bầu mắc bệnh này.
Cách chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ
Dưới đây là các biện pháp có thể áp dụng nhằm cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ ở bé:
- Cho trẻ làm bài kiểm tra dinh dưỡng để có phác đồ điều trị cụ thể
- Lắng nghe tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng
- Khuyến khích bé vận động thường xuyên, tham gia môn thể thao yêu thích
- Tập cho trẻ ăn – ngủ đúng giờ để giúp phục hồi thể trạng, tăng cường trao đổi chất,..
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp no lâu, hạn chế thèm ăn.
- Tăng lượng rau xanh, trái cây trong khẩu phần: Giảm hấp thu cholesterol ở đường ruột, tăng miễn dịch, trao đổi chất.
- Giúp bé giảm cân và duy trì ở mức lí tưởng theo từng độ tuổi.
- Thay thế chất béo bão hoà (mỡ động vật, dầu cọ,..) bằng chất béo không bão hoà (dầu oliu, dầu hướng dương,..)
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đóng hộp, nhiều đường,..
Trẻ bị máu nhiễm mỡ khi nào cần đi khám?
Vì đây là bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do nguy cơ đột quỵ tăng cao, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ hoặc thấy dấu hiệu bất thường như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp. Hơn nữa, việc phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, còn giúp ngăn chặn, giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lí nghiêm trọng (bao gồm: bệnh viêm tuỵ, tiểu đường, tim mạch hay gan,..) hiệu quả.
Phòng ngừa máu nhiễm mỡ cho trẻ
Những gợi ý nhằm phòng tránh máu nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ:
- Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kì.
- Tránh ăn quá nhiều thức ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hay thức uống có gas.
- Tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Chọn thực phẩm giàu protein ít béo, ngũ cốc nguyên hạt
- Tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để tạo ra khẩu phần phù hợp riêng cho trẻ.
- Giúp bé duy trì cân nặng hợp lí từng lứa tuổi.
- Đặt ra quy định giới hạn thời gian xem tivi, dùng thiết bị điện tử dưới 2 tiếng mỗi ngày. Việc này đảm bảo bé sẽ không dành quá nhiều thời gian coi tivi, lười vận động.
- Khuyến khích bé vận động ít nhất 1 giờ mỗi ngày: chia sẻ công việc nhà, chơi thể thao, chạy bộ,..
- Rèn luyện lối sống lành mạnh: ăn uống điều đặn, không thức khuya,..
Thực đơn cho trẻ bị máu nhiễm mỡ
Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho người bị máu nhiễm mỡ:
- Táo: giảm mỡ máu, hấp thụ cholesterol dư thừa.
- Bí đao: Hạ mỡ máu, đào thải mỡ thừa.
- Cá biển: chứa nhiều Omega-3 giúp tăng độ đàn hồi máu
- Các loại đậu: Giúp no lâu, phù hợp cho người giảm cân.
- Các loại hạt: Tốt cho tim mạch
- Nấm hương, mộc nhĩ: Giảm mỡ máu, chữa huyết áp và tiêu độc.
- Giá đỗ: Giảm lượng cholesterol hấp thụ, cung cấp vitamin và chất khoáng giúp ngăn chặn biến chứng của bệnh.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị máu nhiễm mỡ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo