Trẻ bị viêm màng não có sao không? Nguyên nhân trẻ viêm màng não
Trẻ bị viêm màng não có sao không?
Trẻ bị viêm màng não là tình trạng màng bọc quanh hệ thần kinh trung ương bị vi khuẩn tấn công, tạo thành ổ viêm và có mủ. Bệnh có thể gây tổn thương nặng nề đến hệ thần kinh, suy giảm vận động và nhận thức của trẻ. Đối tượng thường mắc bệnh là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người từ 16-21 tuổi. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vắc-xin chủng ngừa đầy đủ theo khuyến cáo. Nhờ đó, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ được bảo vệ tối đa, tránh xa các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
Nguyên nhân trẻ bị viêm màng não
Tác nhân chính gây ra viêm màng não ở trẻ là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn: Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)… Tuy nhiên, thường gặp nhất là các chủng như Listeria monocytogenes, E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B. Thông qua đường tai – mũi – họng, chúng sẽ tấn vào phổi rồi đến não và tuỷ sống.
Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não
Phương pháp chăm sóc cho trẻ khi phát hiện mắc viêm màng não là:
- Đưa trẻ đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết và chữa trị
- Tuân theo yêu cầu của bác sĩ khi điều trị
- Đảm bảo trẻ vẫn ăn uống đủ, bao gồm ăn thông thường hoặc truyền qua ống thông dạ dày
- Có thể chia thành nhiều bữa
- Cho trẻ thật chậm từng muỗng để tránh bị trào ngược
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
- Hạ nhiệt cho trẻ bằng cách: nới lỏng quần áo, lau mát, thay tã lót,…
- Giữ vệ sinh cho trẻ lẫn người chăm sóc
- Dọn dẹp không gian điều trị khoáng đãng, sạch sẽ
Trẻ bị viêm màng não khi nào cần đi khám?
Ngay khi cảm thấy nghi ngờ hay có các triệu chứng bất thường của bệnh, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Việc phát hiện bệnh từ sớm sẽ giúp hạn chế biến chứng nghiêm trọng và thuận lợi cho việc điều trị. Ngoài ra, nếu điều trị chậm trễ, trẻ có thể bị đe dọa tính mạng hoặc mắc di chứng: bại não, áp xe não, não úng thuỷ, viêm thận, viêm phổi, liệt tay chân, điếc. Các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ như:
- Co giật: toàn thân hoặc có thể ở tay, chân, mắt, miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị co giật đơn thuần do sốt cao, nhưng cũng có thể do rối loạn điện giải.
- Rối loạn ý thức: ban đầu trẻ sẽ dễ bị kích động, sau đó trẻ có thể rơi vào tình trạng lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê.
- Trẻ có biểu hiện đau đầu, nôn, liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở tay, chân, hoặc nửa người.
Phòng ngừa viêm màng não cho trẻ
Các biện pháp gợi ý để phòng ngừa viêm màng não:
- Tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ. Đây được xem là biện pháp hiệu quả nhất
- Hướng dẫn và nhắc nhở trẻ vệ sinh tay chân thường xuyên bằng xà phòng
- Súc miệng và họng bằng dung dịch sát khuẩn thông thường
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đảm bảo hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn
- Tránh xa nơi công cộng, đông người khi có dịch
- Cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh, tăng sức đề kháng
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
Thực đơn cho trẻ bị viêm màng não
Thực phẩm nên bổ sung
- Thực phẩm giàu vitamin: rau quả, trái cây tươi,… tăng sức đề kháng, hạn chế biến chứng của bệnh
- Thực phẩm giàu Omega-3: cá hồi, trứng, các loại đậu,… giúp ích cho việc phục hồi chức năng não bộ.
- Các hoá chất thực vật: Genistein, isoflavon, phystoestrogen,… giảm viêm nhiễm, phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Thực phẩm cần kiêng
- Ốc sên: là vật chủ trung gian của giun tròn, sẽ dễ dàng lây nhiễm nếu không làm chín kĩ.
- Thực phẩm sống: chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, cụ thể là giun lươn,.. là tác nhân gây bệnh ở trẻ.
- Nem chạo sống: do không được nấu chín, chúng có thể là ổ vi khuẩn gồm sán, giun xoắn, khuẩn liên cầu…
- Tiết canh: là thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ cao gây bệnh.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm màng não phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm màng não có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo