Site icon Medplus.vn

Phương pháp chăm sóc trẻ bị khó ngủ an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị khó ngủ an toàn và hiệu quả

Phương pháp chăm sóc trẻ bị khó ngủ an toàn và hiệu quả

Trẻ bị khó ngủ có sao không? Nguyên nhân trẻ bị khó ngủ

1. Trẻ bị khó ngủ có sao không?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, tình trạng trẻ bị khó ngủ lâu dần sẽ làm giảm khả năng học tập, giảm trí nhớ, thậm chí là dẫn đến rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi khi trẻ lớn lên. Theo lời khuyên của các chuyên gia, trẻ sơ sinh trung bình mỗi ngày nên ngủ từ 18 – 20 giờ. Mỗi trẻ sẽ có thời gian mỗi giấc ngủ khác nhau, có thể từ 30 – 180 phút hoặc lên đến 5 – 10 giờ.

2. Nguyên nhân trẻ bị khó ngủ

Hệ thần kinh của trẻ còn rất yếu và dễ căng thẳng nếu gặp những tác động bất lợi từ môi trường xung quanh. Những tác động này sẽ khiến trẻ bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ ở trẻ như:

Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị khó ngủ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Phụ huynh cần xác định bé bị khó ngủ do thiếu chất gì, và bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, chất béo, vitamin, protein, carbohydrate.

Nếu trẻ lười ăn, ăn ít thì nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nên đa dạng thực phẩm, tránh sử dụng lặp đi lặp lại một cách chế biến, một loại thức ăn khiến trẻ dễ chán.

Tạo thói quen trước khi đi ngủ

Cha mẹ nên tạo cho trẻ một thời gian biểu hợp lý, tập thói quen giờ giấc đi ngủ cố định, đến giờ bé sẽ tự buồn ngủ.

Không nên cho trẻ ngủ ngày quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

Khi bé không ngủ, không nên bực bội la mắng. Hãy vỗ về, ru ngủ hoặc kể chuyện, đung đưa giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Xây dựng không gian ngủ

Với những trẻ khó ngủ, bố mẹ cần:

Một số lưu ý cần tránh

Trẻ bị khó ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ

Nếu đã cố gắng thử mọi phương pháp nhưng bé vẫn bị khó ngủ, quá mệt mỏi, không ham thích hoạt động ngoại khóa. Hãy đưa trẻ đến các trung tâm ý tế để được thăm khám cụ thể vì có thể trẻ đang gặp các vấn đề về tâm lý. 

Phòng tránh khó ngủ cho trẻ

Trẻ bị khó ngủ nên ăn gì?

Canxi

Thiếu canxi thường khiến bé gặp phải hiện tượng nhức mỏi cơ, mỏi xương khớp, hay trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường hay giật mình.

Hãy bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như: Rau lá xanh, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, sữa chua, pho mát, sữa giàu canxi và đặc biệt là các loại tôm, cua, ghẹ… 

Magie

Magie  đóng vai trò quan trọng trong sự hoàn thiện chức năng não, đảm bảo cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh. Từ đó giúp thư giãn tinh thần, dễ đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu hơn.

Các thực phẩm giàu Magie bao gồm: Rau lá xanh như rau bina, gạo lứt, quả hạch, ngũ cốc, cá, thịt, thực phẩm từ sữa…

Protein

Protein chứa các acid amin có vai trò hình thành chất truyền dẫn thần kinh hóa học trong não. Từ đó giúp cho tinh thần được sảng khoái, thoải mái và có giấc ngủ sâu hơn khi thần kinh được xoa dịu.

Bổ sung các thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn mỗi ngày như : Yến mạch, bông cải xanh, hạnh nhân, trứng, thịt gà, cá, thịt bò, sữa…

Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 cũng là một nguyên nhân gây khó ngủ ở trẻ. Bổ sung vitamin b12 cho bé qua các thực phẩm như gan, thận, tim động vật; cá, sữa, nấm, pho mát, thịt nạc, trứng, sữa…

Sắt

Thiếu hụt sắt có thể gây ra nhiều vấn đề về não bộ khiến trẻ thường xuyên lo lắng sợ hãi, suy giảm nhận thức. Do sợ hãi, căng thẳng nên trẻ dễ mệt mỏi và mất ngủ. Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho trẻ như: Thịt bò, thịt gà, cá, trứng, súp lơ, đậu nành, bơ…

Kẽm

Kẽm còn giúp tăng cường giấc ngủ của bé, nhất là các trẻ hay thức đêm, khóc đêm. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt nhất là từ sữa mẹ. Do đó, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu kẽm như gan lợn, thịt bò, tôm đồng, lươn, hàu, sò, sữa…

Với trẻ từ 0 – 4 tuổi, không dùng quá 150mg kẽm mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn nên tăng cường cho bé sử dụng các thực phẩm như cua, hàu, trái bơ, ngũ cốc, các loại hạt, hải sản…

Vitamin D

Trẻ thiếu vitamin D thường ngủ không sâu hay giật mình, chậm biết đi và mọc răng, rụng tóc, dễ quấy khóc… Để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ, mẹ nên cho bé tắm nắng sớm và bổ sung các thực phẩm như: Cá, sữa, lòng đỏ trứng…

Vitamin C

Mất ngủ cũng là một biểu hiện của thiếu hụt vitamin C thường gặp ở trẻ. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các thực phẩm như: Cam, chanh, cà chua, dâu tây, kiwi, ớt xanh, bông cải xanh, măng tây, cải bắp, khoai lang…

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng khó ngủ ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn:  Tham khảo 

Exit mobile version