Trẻ nuốt phải dị vật có sao không? Nguyên nhân trẻ nuốt phải dị vật
1. Trẻ nuốt phải dị vật có sao không?
Trẻ nuốt phải dị vật sẽ có nguy cơ cao bị tắc nghẽn đường thở dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí là tử vong do ngạt thở. Ngoài ra, nếu hóc đồ ăn hoặc mắc phải các loại dị vật khác như tăm, bi, đinh… vào đường tiêu hóa sẽ có thể để lại một số biến chứng nặng nề như: chảy máu, tạo ổ áp – xe, thủng trung thất hoặc đâm vào và làm tổn thương những động mạch có kích thước lớn xung quanh thực quản.
2. Nguyên nhân trẻ nuốt phải dị vật
- Thói quen nhai không kỹ và không cẩn thận
- Thói quen dùng tăm tre sau khi ăn và ngậm tăm tre
- Ăn quá nhanh và uống quá nhanh, nuốt vội vàng. Trẻ không nhận biết được dị vật bên trong thức ăn.
- Trẻ em có thói quen ngậm đồ chơi
- Thói quen vừa ăn vừa trò chuyện
Phương pháp chăm sóc khi nuốt phải dị vật
Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của trẻ, bác sĩ sẽ có phương pháp phù hợp.
- Nếu dị vật ở vị trí họng hoặc hạ họng thì trẻ sẽ được gắp dị vật một cách trực tiếp ra khỏi họng. Tuy nhiên, với những vị trí dị vật sâu hơn, chẳng hạn như dạ dày hay thực quản thì cần đến những phương pháp khác như nội soi thì mới có thể điều trị được.
- Một số trường hợp nhẹ, dị vật có thể được cơ thể đẩy ra khỏi đường tiêu hóa qua bài tiết. Như vậy muốn dị vật ra ngoài nhanh hơn mẹ có thể cho trẻ ăn các thực phẩm gây nhuận tràng, uống nhiều nước hoặc có thể uống thêm thuốc nhuận tràng.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Hãy nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ ngay nếu nhận thấy trẻ nuốt phải dị vật hoặc trẻ có dấu hiệu bất thường như:
- Không ăn hay uống được
- Khi cố gắng ăn hoặc uống thì xuất hiện triệu chứng nôn, đau bụng thượng vị, thức ăn không tiêu hóa, nôn ra dịch thức ăn.
- Khó thở, tức ngực, đau nóng rát sau xương ức
Phòng tránh nuốt phải dị vật cho trẻ
- Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn trong miệng cùng một lúc
- Không nên cho trẻ vừa đi vừa ăn hoặc uống
- Đừng đùa giỡn khi trẻ đang ăn
- Thường xuyên quan sát để tránh việc trẻ cho bút, đồ chơi vào miệng
- Tránh cho trẻ cầm phải những đồ vật nhỏ
- Tránh cho trẻ ăn hạt, nghiền kỹ thức ăn
- Dạy trẻ không nên cười và nói chuyện khi ăn, tập thói quen ăn chậm nhai kỹ
Trẻ nuốt phải dị vật nên ăn gì?
- Trường hợp nhẹ, dị vật có thể được cơ thể đẩy ra khỏi đường tiêu hóa qua bài tiết. Những thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng như: nước lọc, sữa chua, rau lá xanh, lô hội, hạt chia, khoai lang, thanh long, chuối cam, kiwi,…
- Đối với trường hợp cần sự can thiệp của bác sĩ, phụ huynh cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ sau khi điều trị để giúp cơ thể phục hồi: vitamin A, C, E, thực phẩm giàu protein, ngũ cốc tự nhiên,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng nuốt phải dị vật ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo