Site icon Medplus.vn

[2023] Chế độ ăn chay có thể điều trị bệnh Gút (Gout) không?

Nếu bạn đã từng trải qua những cơn đau khó chịu do bệnh gút, bạn có thể muốn làm mọi thứ trong khả năng của mình để ngăn chặn cơn đau này. Và một trong những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó là thay đổi chế độ ăn uống bao gồm việc tránh một số loại thịt nhất định, do đó bạn có thể cân nhắc về chế độ ăn uống dựa trên thực vật hay còn gọi là chế độ ăn chay.

Thay đổi chế độ ăn uống từ lâu đã được đề xuất khi nói đến việc kiểm soát dạng viêm khớp này và chế độ ăn chay chắc chắn là một lựa chọn hiệu quả. Nhưng chế độ ăn chay có thể điều trị bệnh Gút không? Hãy cùng Songkhoe.Medplus tìm hiểu qua nội dung bên dưới đây nhé.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề lối sống và ăn chay lành mạnh:

1. Bệnh gút và chế độ ăn uống của bạn

chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến bênh Gút không

Bệnh gút là một bệnh rối loạn do tăng axit uric máu (urat huyết thanh > 6,8 mg/dL [> 0,4 mmol/L]) dẫn đến kết tủa các tinh thể monosodium urat trong và xung quanh khớp, thường gây viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát. Gút cấp thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân. Các triệu chứng của bệnh gút bao gồm đau cấp tính, nóng, đỏ và sưng.

Thực phẩm giàu purine có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây ra bệnh gút ở một số nam giới. Lượng purine cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Purin được tìm thấy trong cả thực phẩm từ thực vật và động vật, nhưng đặc biệt cao trong thịt, nội tạng, chất chiết xuất từ ​​thịt và hải sản. Bằng cách hạn chế những thực phẩm người bị bệnh gout nên kiêng có thể giúp bạn quản lý và phòng ngừa bệnh gút hiệu quả.

Vậy bị gút không nên ăn gì? Một số thực phẩm chưa hàm lượng purine cao dẫn đến tình trạng bệnh gút tồi tệ hơn đó là:

Rõ ràng, loại bỏ một số loại thực phẩm có nguồn gốc động vật có thể giúp kiểm soát mức axit uric của bạn.

Đọc ngay: Thực phẩm cho người bị gout? 10 Gợi ý ai cũng nên biết

2. Nghiên cứu về ăn chay và bệnh Gút

Nghiên cứu về ăn chay và bệnh Gút

Nghiên cứu được báo cáo trong Annals of Rheumatic Diseases (tạm dịch Biên niên sử về bệnh thấp khớp) đã cho thấy mối quan hệ giữa lượng purine hấp thụ và nguy cơ tái phát các cơn gút ở những người mắc bệnh gút.

Những người có lượng purine hấp thụ cao nhất trong khoảng thời gian 2 ngày đã tăng nguy cơ bị các cơn gút tái phát gần gấp 5 lần so với những người có lượng purine thấp nhất. Mối quan hệ đáp ứng với liều lượng này xảy ra độc lập với các yếu tố nguy cơ đã biết khác đối với bệnh gút, chẳng hạn như giới tính và mức tiêu thụ rượu. Điều đáng quan tâm hơn nữa là tác động của purine từ các nguồn thực vật đối với nguy cơ bị bệnh gút tấn công nhỏ hơn đáng kể so với các nguồn purine từ động vật.

Các tác giả nghiên cứu cũng đề cập đến nghiên cứu bổ sung đã phát hiện ra rằng trong thời gian dài, việc tiêu thụ các loại rau giàu purine theo thói quen không liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Trên thực tế, nghiên cứu đó cho thấy những đối tượng ăn nhiều protein thực vật nhất giảm 27% nguy cơ mắc bệnh gút so với những đối tượng ăn ít protein thực vật nhất. Có thể các thành phần lành mạnh khác trong rau, chẳng hạn như chất xơ, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh, đã góp phần mang lại những lợi ích này.

3. Chế độ ăn chay có thể điều trị bệnh Gút không?

Chế độ ăn chay có thể điều trị bệnh Gút không

Nếu bạn đang cân nhắc loại bỏ một số loại thịt và hải sản và chỉ ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, thì khả năng cao là bạn sẽ giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút. Hay có nghĩa rằng, ăn chay có tác dụng cải thiện và giảm nguy cơ mắc bệnh Gút. 

Hãy nhớ rằng nhiều loại thực vật cũng chứa purin ngoại sinh, nhưng lợi ích sức khỏe của chúng vượt xa nguy cơ mắc bệnh gút. Mức độ purin trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật có nhiều mức độ khác nhau, nhưng cao nhất là trong các loại thực phẩm như nấm shitake và rong biển nori.

Việc chuyển từ chế độ ăn truyền thống sang chế độ ăn dựa trên thực vật, ăn thuần chay có thể dẫn việc bạn nhanh đói hơn, tuy vậy đừng lo lắng vì cơ thể sẽ điều chỉnh theo thời gian. Trong khi đó, nếu bạn đang thỏa mãn cơn đói của mình bằng những thực phẩm có hàm lượng xi-rô ngô và carbohydrate tinh chế cao, thì chế độ ăn chay sẽ hầu như không phát huy hết tác dụng và có thể bạn sẽ nhận thấy bệnh gút không hề suy giảm đấy.

Điểm mấu chốt là chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên thực vật, ăn chay có thể làm nên điều kỳ diệu trong việc ngăn ngừa bệnh gút và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn, và chúng tôi thấy không có lý do gì bạn không nên bắt tay chế độ dinh dưỡng này.

Đọc ngay: [2023] Chế độ ăn chay có ngăn ngừa ung thư không?

4. Người bị bệnh Gút ăn chay như thế nào?

Người bị bệnh Gút ăn chay như thế nào

Chuyển sang chế độ ăn chay có thể giúp cải thiện bệnh Gút và nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể khác. Thay thế protein động vật bằng protein thực vật (đặc biệt là các loại hạt và đậu) có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mạnh mẽ khác. Protein thực vật từ thực vật cũng cung cấp một nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú, có thể giúp kiểm soát cân nặng và sức khỏe tim mạch (cả hai vấn đề sức khỏe chính của nam giới). Hãy xem xét các gợi ý sau đây để tăng lượng thức ăn có nguồn gốc thực vật của bạn.

Đừng quên ghé thăm Songkhoe.Medplus mỗi ngày để cập nhật các thông tin về y tế, sức khỏe mới nhất bạn nhé.

Nguồn tài liệu tham khảo:

Exit mobile version