Site icon Medplus.vn

Mẹo làm khoai lang tím bào sợi chiên giòn ăn ngon quên sầu

Khoai lang tím bào sợi chiên giòn

Khoai lang tím bào sợi chiên giòn

Thêm một món ăn vặt mà Medplus sẽ giới thiệu đến các bạn – khoai lang tím bào sợi chiên giòn. Món này đơn giản, dễ làm nhưng rất ngọt thơm và giòn tan khi ăn. Những lúc rảnh rỗi, bạn có thể chế biến cho cả nhà cùng thưởng thức tiện thể nâng cao tay nghề nấu nướng cũng là một ý hay đấy.

1. Nguyên liệu làm món khoai lang tím bào sợi chiên giòn

2. Cách chọn mua khoai lang tím ngon ngọt

Khi mua khoai tím, chị em nên chọn củ khoai lang còn cứng tươi, không bị thâm dập hay bị nứt, sứt, không nên mua của quá to dễ bị xơ mà chỉ chọn củ cỡ vừa. Với cách chọn khoai lang tím này, món khoai lang tím chiên giòn thêm ngon miệng.
Đặc biệt với cách lựa khoai lang bạn nên tránh những củ bị rỗ, có màu đen là những củ bị hà hay đã hỏng.

3. Các bước làm khoai lang tím bào sợi chiên giòn

  • Khoai lang bào sợi bằng dao bào hoặc cắt sợi nhỏ vừa. Ngâm vào nước muối loãng 20 phút.
  • Cho dầu vào chảo chờ sôi, cho từng ít khoai vào chiên. Khoai mới cho vào dầu sẽ reo to.
  • Khi thấy dầu hết reo hết bọt là khoai đã được. Vớt khoai ra giấy thấm dầu. Nếu để khoai chiên lâu quá thì khoai sẽ cháy ăn đắng.
  • Khoai nguội sẽ giòn tan. Ăn ngọt và thơm. Bạn có thể bỏ túi nylon ăn trong 1 tuần khoai vẫn giòn.

4. Những ai không nên ăn các món từ khoai lang?

4.1 Bị bệnh thận

Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali. Do chức năng thật yếu kali không được chuyển hóa hết sẽ có nguy cơ làm loạn nhịp tim, yếu tim.

4.2 Hệ tiêu hóa kém

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Nguyên nhân là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.

4.3 Người đang đói

Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.

Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.

5. Khoai lang kỵ với thực phẩm nào nhất?

Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.

6. Nên ăn khoai lang khi nào?

Bữa trưa là thời điểm lý tưởng nhất. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau cần tới 4-5h mới có hấp thụ hết và lúc đó cũng là thời điểm bạn cảm thấy hào hứng với bữa tối.

Món khoai lang chiên sẽ không còn đơn điệu hay nhàm chán như trước với kiểu biến tấu khoai lang tím bào sợi chiên giòn. Đảm bảo mọi thành viên trong gia đình bạn sẽ thích mê đấy. Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn ngon cho bạn khám phá, để không bỏ lỡ, bạn nhớ ghé Medplus thường xuyên nhé!

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:

Nguồn: Tổng hợp

Mẹo làm khoai lang tím bào sợi chiên giòn ăn ngon quên sầu

Serves: 4 người
Level: 2
Exit mobile version