Bệnh câm là trạng thái con người không nói được, có thể do bẩm sinh, cũng có thể do nhiều yếu tố khác. Cùng Medplus tìm hiểu 03 phương pháp phòng ngừa bệnh câm.
Bệnh câm là gì?
Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh. Có thể rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. Một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ.
Câm điếc bẩm sinh bệnh học: Câm điếc bẩm sinh có thể do nguyên nhân di truyền. Hoặc do nguyên nhân mắc phải khi mẹ mang thai trong ba tháng đầu. Hoặc cũng có thể kết hợp cả hai vừa do di truyền vừa do mắc phải. Câm là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ. Do trẻ bị điếc ngay từ khi sinh ra nên không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên trẻ không thể nói và gây câm.
Cùng Medplus tìm hiểu 03 Phương pháp phòng ngừa bệnh câm:
Phương pháp 1: Không hút thuốc khi mang thai
Tránh các yếu tố nguy cơ như: không hút thuốc lá khi mang thai cũng như tiếp xúc với khói thuốc. Bởi lẽ, đây là phương pháp phòng ngừa bệnh câm đáng lưu ý.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y Cardiff, Anh. Các bà mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn thần kinh của đứa con sau này. Trong đó có thể dẫn đến bệnh câm ở trẻ.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 6.300 trẻ em ở Anh. Trong đó trên 11% số trẻ ở độ tuổi 12 có các triệu chứng hoặc nghi ngờ có các triệu chứng rối loạn thần kinh.
Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy các bà mẹ hút thuốc trong thời kỳ thai nghén thì khả năng mắc triệu chứng rối loạn thần kinh của con tăng lên. Nguy cơ này tiếp tục tăng nếu các bà mẹ hút thuốc thường xuyên hơn trong suốt thời kỳ thai nghén.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, uống rượu trong thời kỳ mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc triệu chứng rối loạn thần kinh của trẻ.
Theo các nhà khoa học việc dạ con bị nhiễm các chất có trong thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển và hoạt động của não đứa trẻ và ước tính số trẻ mắc các triệu chứng rối loạn thần kinh có thể giảm 20% nếu các bà mẹ không hút thuốc
Phương pháp 2: Không cho thai nhi nghe nhạc với tần số cao
Theo rất nhiều nghiên cứu về khả năng nghe của con người. Tần số thích hợp cho tai người trưởng thành và cả thai nhi là 20 – 20000 Hz. Nhưng với thai nhi trên 16 và dưới 27 tuần thì chỉ có thể nhận được tần số từ trên 500 Hz ( theo NCBI.gov – Thư viên y khoa quốc gia Hoa Kỳ )
Một ngày, các mẹ chỉ nên nghe 1 – 3 lần. Lưu ý thời điểm nghe tốt nhất là khi các mẹ nghỉ ngơi. Vì lúc này, thai nhi có sự thư giãn tối đa và có lẽ đang thức để lắng nghe đấy.
-Mỗi lần nghe nên chỉ nghe 10 – 20 phút, không nên nghe quá lâu nhé các mẹ.
Phương pháp 3: Khám sàng lọc cho trẻ
Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị trẻ em nên kiểm tra thính giác vào các thời điểm sau: khi họ bắt đầu đi học,lúc 6, 8 và 10 tuổi. It nhất một lần khi trẻ học trung học cơ sở. Một lần còn lại trong thời gian học trung học phổ thông.
Xem thêm 05 Nguyên nhân bệnh câm
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD