Cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc. Điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.
Cận thị khúc xạ: Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn. (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị.
Cận thị trục: Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị có thể tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều. Đồng thời làm võng mạc bị dãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc. Còn có thể rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa.
Cùng Medplus tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa cận thị hiệu quả:
Phương pháp 1: Đảm bảo ánh sáng tốt
Phương pháp 2: Chú ý tư thế
Phương pháp 3: Kiểm tra thị lực định kì
Xem thêm Các cách điều trị tật cận thị
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD