Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này. Đặc biệt là 03 Triệu chứng bệnh Do Amip.
Bệnh Do Amip là bệnh gì?
Bệnh do amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, bệnh gây tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (gan, não…). Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Khoảng 90% các trường hợp nhiễm amip là không có triệu chứng.
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm amip nhưng 90% người nhiễm là không có triệu chứng, chỉ có 10% số người bị nhiễm có biểu hiện bệnh lỵ amip hoặc áp xe ở các cơ quan khác nhau.
Người nhiễm Entamoeba histolytica sẽ hình thành miễn dịch tại chỗ (ở thành ruột) và toàn thân nhưng không có khả năng bảo vệ cơ thể khi có mầm bệnh xâm nhập.
Ở những nước nhiệt đới có đời sống kinh tế xã hội thấp, bệnh có thể gây ra những vụ dịch lớn.
Tổng quan các triệu chứng
Thời gian ủ bệnh: có thể kéo dài từ 1-2 tuần cho đến 3 tháng. Bệnh khởi phát có thể từ từ hoặc cấp tính.
Người bệnh ban đầu có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, đau bụng, … thường không sốt hoặc sốt nhẹ.
Thời kỳ toàn phát, bệnh biểu hiện với 3 triệu chứng chủ yếu là:
- Đau quặn bụng
- Mót rặn, đi ngoài “giả” (bệnh nhân mót rặn, buồn đi đại tiện nhưng lại không có phân)
- Đi tiêu nhiều lần, phân nhầy lẫn máu
Triệu chứng 1: Thể cấp tính
Thường gặp hội chứng lỵ bao gồm đau bụng, mót rặn và đi tiêu phân nhầy máu.
Đau bụng quặn từng cơn, đau dọc theo khung đại tràng trước khi đi tiêu, đau buốt hậu môn kèm cảm giác mót rặn dữ dội.
Đi tiêu phân nhầy máu, đôi khi xen kẽ với tiêu chảy, mỗi lần đi tiêu ít phân, nhưng đi nhiều lần trong ngày.
- Thể nhẹ: đi tiêu phân nhầy máu vài lần mỗi ngày, ít mệt mỏi. Đây là triệu chứng bệnh Do Amip dễ thấy trong thời gian đầu mắc bệnh.
- Thể trung bình: bệnh nhân mệt nhiều, đi tiêu khoảng 5-15 lần mỗi ngày
- Thể nặng: bệnh nhân suy kiệt, mất nước, rối loạn chất điện giải, bụng chướng, cảm giác mót rặn và đau bụng nhiều, đi tiêu phân nhầy máu >15 lần/ngày
Triệu chứng 2: Thể bán cấp
Bệnh nhân đau bụng ít, tiêu chảy phân lỏng ít nhầy nhớt, ít khi có cảm giác mót rặn, đôi khi có táo bón.
Đây là triệu chứng bệnh do amip ta cần chú ý, vì có phần hơi giống bệnh táo bón bình thường.
Triệu chứng 3: Thể mạn tính
Sau giai đoạn cấp tính hay bán cấp, bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Lúc này chức năng đại tràng không còn nữa, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn: đau bụng lâm râm, liên tục và rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy, đầy hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn, thể trạng suy nhược, biếng ăn, sụt cân.
Trường hợp xảy ra trên những bệnh nhân suy nhược, dinh dưỡng kém, kết hợp với một bệnh ký sinh trùng khác hoặc với một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như thương hàn, lỵ trực trùng hoặc tụ cầu trùng thì bệnh cảnh sẽ rất nặng nề, người bệnh thường tử vong vì sốc dù đã được điều trị tích cực.
Bệnh thể hiện bằng hội chứng lỵ kịch liệt: cơ thắt hậu môn mở rộng, phân có máu và nhầy tự nhiên chảy ra.
Bệnh lỵ amip có thể gây ra các biến chứng như: thủng ruột gây viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng, viêm ruột thừa do amip. Trong đó biến chứng thường gặp là viêm gan hoặc áp xe gan do amip, viêm phổi – màng phổi hoặc áp xe phổi do amip, áp-xe não do amip, …
Phân chia các thể
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới bệnh do amip được chia thành các thể:
Amip ruột
Thể amip ruột cấp tính
Thể amip ruột mạn tính: lỵ amip mạn tính
Biến chứng ở ruột do amip: viêm phúc mạc do thủng ruột, u amip, viêm ruột thừa do amip, co thắt đại tràng do sẹo, sa trực tràng, …
Amip ngoài ruột
Viêm gan do amip: viêm gan do amip không hóa mủ hoặc áp xe gan do amip
Áp xe do amip ở các cơ quan khác (phổi, não, …)
Amip da
Xem thêm 04 Phương pháp phòng mắc bệnh dại
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD