Vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến là việc làm cần thiết. Cùng tìm hiểu qua bài viết 04 nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.
Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.
Bệnh vảy nến có chữa trị được không?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các thuốc điều trị vảy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids thường có nhiều độc tính và tác dụng phụ.
Cùng Medplus tìm hiểu 04 nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến:
Nguyên nhân 1: Do di truyền
Có 2 kiểu bệnh rõ ràng trong vảy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường bắt gặp ở độ tuổi từ 16 đến 22. Kiểu này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân. Nó được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền. Trái lại, kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60. Kiểu này thường nhẹ hơn, khu trú hơn và có ít liên quan đến yếu tố di truyền.
Các nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp bị bệnh vẩy nến là do yếu di truyền. Nó dựa vào tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến của các thành viên trong gia đình. Người ta cho rằng các gen di truyền thì liên kết với bệnh vẩy nến. Tuy nhiên nguyên nhân chính xác xảy ra điều đó thì vẫn chưa được tìm hiểu.
Vảy nến có thể duy truyền từ mẹ sang con. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến khó tránh khỏi cho trẻ khi mẹ mắc chứng bệnh này.
Nguyên nhân 2: Sự nhiễm khuẩn
Sự nhiễm khuẩn thường liên quan đến sự phát triển của các triệu chứng vẩy nến. Vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn liên cầu, thường là các nguồn bệnh chính, và được liên kết với loại vẩy nến Guttate. Virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người (HIV), mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến, nhưng được biết là làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, nếu người bệnh đã bị mắc bệnh vẩy nến.
Nguyên nhân 3: Căng thẳng
Áp lực tâm lí có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, trong nhiều trường hợp thì sẽ làm bùng phát bệnh.
Nguyên nhân 4: Do một số loại thuốc
Một số loại thuốc ví dụ như là lithium, thuốc chống sốt rét, thuốc chống đau tim có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh vẩy nến. Việc ngưng sử dụng đột ngột thuốc thoa tại chỗ với liều mạnh hoặc ngưng uống thuốc có chứa corticosterids có thể gây triệu chứng ” tái bùng phát’. Bệnh trở nên nghiêm trọng và biến chứng sang dạng bệnh vẩy nến với các vết bỏng giộp có mủ.
Xem thêm Các dấu hiệu và nguyên nhân chính của bàng quang tăng hoạt
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD