Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận. Ta cần tìm hiểu 04 phương pháp chẩn đoán bệnh áp xe thận để biết và điều trị kịp thời.
Để chẩn đoán áp xe thận, bác sĩ sẽ dựa trên khám lâm sàng và một số xét nghiệm. Để có thể xác định phương pháp điều trị, một số xét nghiệm phổ biến có thể được đề nghị là
Phương pháp 1: Xét nghiệm nước tiểu
Thực hiện phương pháp này để tìm thấy máu, protein hoặc vi khuẩn trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm cho ta biết chẩn đoán chính xác hơn. Từ đó, ta biết mình mắc bệnh áp xe phổi hay không để tìm cách xử lí hiệu quả.
Xét nghiệm nước tiểu sẽ kiểm tra các thành phần khác nhau có trong nước tiểu – một sản phẩm thải ra từ thận.
Thận thải ra một lượng chất thải, chất khoáng, chất lỏng và các chất khác từ máu truyền qua nước tiểu. Nước tiểu chứa hàng trăm loại chất thải cơ thể khác nhau. Chế độ ăn uống, hoạt động thể dục và thận bạn làm việc như thế nào đều phản ánh trong nước tiểu của bạn. Không những thế, biết cách quan sát nước tiểu sẽ giúp ta phát hiện được một số vấn đề sức khỏe. Hơn 100 bài kiểm tra khác nhau có thể được thực hiện trên nước tiểu, trong đó có chẩn đoán áp xe thận.

Các thành phần sẽ được kiểm tra trong xét nghiệm nước tiểu
1. Màu
Nhiều thứ ảnh hưởng đến màu nước tiểu, bao gồm cân bằng chất lỏng, chế độ ăn uống, thuốc men và bệnh tật. Nước tiểu sáng và đậm màu thể hiện lượng nước trong cơ thể. Vitamin B bổ sung có thể biến nước tiểu thành màu vàng tươi. Một số loại thuốc, quả mâm xôi, củ cải đường, ô mai rhubarb hoặc máu trong nước tiểu làm cho nó có màu đỏ nâu.
2. Độ trong
Nước tiểu thường rõ ràng. Vi khuẩn, máu, tinh trùng, tinh thể, chất nhầy có thể làm cho nước tiểu trở nên đục hơn.
3. Mùi
Nước tiểu không có mùi quá mạnh, chỉ có một mùi hôi nhẹ. Một số bệnh gây ra sự thay đổi mùi nước tiểu. Ví dụ, trong khi nhiễm trùng vi khuẩn E. coli gây ra mùi hôi, bệnh đái tháo đường hoặc việc bạn đang đói lại khiến nước tiểu có mùi ngọt ngào.
4. Trọng lượng riêng
Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ các chất trong nước tiểu cho thấy lượng nước tiểu là loãng hay cô đặc. Trọng lượng riêng càng cao thì nước tiểu càng cô đặc. Khi bạn uống nhiều chất lỏng, thận sẽ tạo ra nước tiểu với lượng lớn nước, như vậy trọng lượng riêng thấp, nước tiểu loãng. Khi bạn không uống nhiều nước, thận sẽ tạo ra nước tiểu với một lượng nước ít, lúc này trọng lượng riêng sẽ cao, nước tiểu cô đặc.

5. Độ pH
Độ pH là một biện pháp để biết được tính axit hoặc kiềm trong nước tiểu. Độ pH bằng 4: có tính axit mạnh, bằng 7 là trung tính và bằng 9 là có tính kiềm mạnh. Đôi khi độ pH của nước tiểu bị ảnh hưởng bởi một số phương pháp điều trị. Ví dụ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm thế nào để giữ cho nước tiểu có tính axit hoặc kiềm để ngăn ngừa một số loại sỏi thận hình thành.
6. Chất đạm
Chất đạm thường không có trong nước tiểu. Sốt, tập thể dục nặng, mang thai và một số bệnh, đặc biệt là bệnh thận, có thể gây ra chất đạm trong nước tiểu.
7. Glucose
Glucose là loại đường có trong máu. Thông thường có rất ít hoặc không có glucose trong nước tiểu. Khi mức đường trong máu cao, như bẹnh đái tháo đường không kiểm soát, đường sẽ tràn vào nước tiểu. Glucose cũng có thể tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc bị bệnh.
8. Nitrite
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu (UTI) làm cho một enzyme thay đổi nitrat niệu sang nitrit. Nếu trong nước tiểu có nitrit, có nghĩa các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu đang có mặt.
9. Leukocyte esterase (WBC esterase)
Xét nghiệm này cho biết bạch cầu trong nước tiểu. Có WBC trong nước tiểu chứng tỏ có nhiễm trùng đường tiểu.
10. Ketone
Khi chất béo bị phân hủy thành năng lượng, cơ thể sẽ tạo ra các chất được gọi là ketone. Những chất này được đào thải thông qua nước tiểu. Một lượng lớn ketone trong nước tiểu có thể cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe như bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn ít đường và tinh bột (carbohydrate), đói hoặc nôn mửa nghiêm trọng cũng có thể làm cho ketone xuất hiện trong nước tiểu.
Phương pháp 2: Xét nghiệm máu
Thông qua phương pháp này để biết tình trạng Hemoglobin, bạch cầu, v.v. Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán áp xe thận.
Với sự tiến bộ của y học ngày nay, xét nghiệm máu còn góp phần phát hiện ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn sớm. Từ đó, bác sĩ có thể giúp người bệnh điều trị kịp thời, tăng cơ hội khỏi bệnh, tránh các biến chứng lâu dài. Với áp xe thận, nếu phát hiện sớm sẽ giảm nguy cơ suy thận. Đây là phương pháp chẩn đoán áp xe thận được khuyên làm.

Phương pháp 3: Chụp X-quang
Nếu áp xe lớn, ta cần để quan sát xung quanh thận. Việc làm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán áp xe thận chính xác hơn.
Máy chụp X-quang phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, các tia X này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể dễ dàng, từ đó tạo hình ảnh trên phim, các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh này để chẩn đoán bệnh. Các mô đặc như xương sẽ cản trở tia X lại. Mô có độ đậm đặc cao thì càng ít tia X xuyên qua. Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán áp xe thận.
Phương pháp 4: CT và MRI Chẩn Đoán Áp Xe Thận
Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) là hai kỹ thuật không xâm lấn cho phép thăm khám chuyên sâu nhiều bộ phận trên cơ thể người.
Tuy nhiên đây là cách để phân biệt áp xe trong thận và áp xe ngoài thận. Từ đó ta biết để điều trị chính xác.

Xem thêm 06 nguyên nhân dẫn đến áp xe thận
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD