Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Chúng ta sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại cắn. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về 04 Phương pháp phòng mắc bệnh dại.
Bệnh dại là gì?
Theo định nghĩa từ các chuyên gia bác sĩ thì bệnh dại là bệnh não tủy cấp tính. Do các loại virus lây truyền từ động vật sang người. Khi động vật đang mắc bệnh dại cắn vào cơ thể người thì cũng truyền virus sang người.
Có hai dạng bệnh của bệnh dại là thể dại câm( khi người mắc bệnh có thể bị bài liệt), và thể điên cuồng ( người mắc bệnh không kiềm chế được cảm xúc). Đa số hiện nay đều rơi vào thể điên cuồng là chủ yếu.
Hiện nay thì bệnh dại tập trung chủ yếu hầu hết ở các nước thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi. Còn riêng tại Việt Nam thì bệnh dại có tỉ lệ khoảng 2,5% dân số mắc phải. Và nguồn bệnh truyền nhiễm chính là bị chó, mèo cắn.
Khi bị cắn, liếm, vết cào từ động từ bị dại lên da thì cần phải nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời.
Hiện tại bây giờ thì thế giới đã có ngày phòng chống bệnh dại 28/9. Vì vậy nên mỗi người dân nên có ý thức bảo vệ bản thân cũng như vật nuôi của mình. Phải tránh việc truyền nhiễm bệnh tới người và các loài động vật khác.
Phương pháp 1: Dành cho gia đình có vật nuôi trong nhà
- Tiêm phòng bệnh dại cho các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo tại các trạm thú y địa phương.
- Nuôi chó trong nhà thì cần phải nhốt hoặc xích lại, khi ra đường nên đeo rọ mõm đề tránh trường hợp cắn người.
- Đây là phương pháp phòng mắc bệnh dại cho cả chính mình và những người xung quanh.
Phương pháp 2: Không tiếp xúc với động vật khi không chắc chắn nó khỏe mạnh
- Không nên chọc phá, đùa nghịch chó mèo hay các loại động vật khác.
- Nên tiêm phòng vacxin chống bệnh dại cho cả trẻ em và người lớn, tiêm đủ mũi, đúng thời gian khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ, cũng như đối với các loại vacxin dại khác nha
- Đối với những người hay tiếp xúc với động vật như bác sĩ thú y, người buôn bán động vật chó mèo, người trực tiếp giết mổ, chế biến thực phẩm từ động vật,… thì cần phải đi kiểm tra định kỳ, cũng như tiêm vacxin bệnh dại chủ động trước khi mắc bệnh.
Phương pháp 3: Theo dõi biểu hiện cơ thể khi không may đã bị động vật cắn
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích hay những loại thuốc gây ức chế miễn dịch khi bị động vật cắn.
- Trong trường hợp bị động vật cắn không thấy biểu hiện lạ, nên theo dõi tình trạng con vật sau khi bị cắn có bị ốm, liệt, chết, lên cơn dại,.. hay không. Nếu có thì nên đến cơ sở y tế ngay để khám và điều trị kịp thời.
Phương pháp 4: Cách li động vật nghi bị mắc dại
- Không đưa chó, mèo ra những vùng đang bị dịch
- Khi thấy trường hợp động vật bị dại thì nên báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y để đến kiểm tra và có những biện pháp tiêu hủy chó mèo mắc bệnh kịp thời.
- Cách ly động vật mắc dại, nghi bị dại riêng ra. Không để cùng những động vật đang khỏe mạnh.
Xem thêm Dấu hiệu nhận biết bệnh dại
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD