Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Cùng Medplus tìm hiểu 05 phương pháp phòng ngừa dịch hạch.
Dịch hạch là bệnh gì?
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác. Bệnh dịch hạch được xếp vào bệnh “tối nguy hiểm” và có ổ bệnh thiên nhiên.

Cùng Medplus tìm hiểu 05 phương pháp phòng ngừa dịch hạch
Phương pháp 1: Diệt chuột
Diệt định kỳ mỗi năm từ một đén hai lần, tương ứng vào các khoảng thời gian sinh sản của chuột. Diệt chuột bằng các loại hóa chất như đa liều như Warfarin, Brodifacou. Chỉ sử dụng các dạng thương phẩm đã được cấp phép. Đây là phương pháp phòng ngừa dịch hạch mà chúng ta nhất định phải làm.

Phương pháp 2: Diệt bọ chét
Diệt bọ chét bằng các loại hóa chất được Bộ Y tế cấp phép như permethrin, vectron, diazinon. Bọ chét chính là con vật trung gian truyền dịch sang người. Do đường máu là con đường lây lan nhiều nhất, nên chúng ta phải cực kì quan tâm cách phòng ngừa dịch hạch này.
Phương pháp 3: Tuyên truyền
Tuyên truyền giáo dục mọi người thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường: đặt bẫy, nuôi mèo, phá vỡ các hang ổ của chuột; bố trí, sắp xếp hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm hợp lý. Môi trường sống càng sạch sẽ, nguy cơ mắc bệnh càng thấp. Sẽ chẳng thể sạch nếu chỉ mỗi nhà mình sạch, hàng xóm thì không. Vì vậy, tuyên truyền là cách phòng ngừa dịch hach gián tiếp vô cùng hiệu quả. Nếu tất cả mọi người đều có ý thức phòng bệnh, vệ sinh nơi ở thì sẽ ts cs nguy cơ dịch hạch.
Phương pháp 4: tiêm vacxin EV
Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin EV. Đây là một loại vắc xin sống, hiệu lực bảo vệ không cao. Vắc xin EV được chỉ định cho những người sống trong ổ dịch nhưng chưa có miễn dịch hoặc người phải di chuyển vào vùng có dịch lưu hành.
Một loại vắc-xin bệnh dịch hạch được sử dụng để gây miễn dịch đặc hiệu tích cực ở một sinh vật dễ mắc bệnh dịch hạch bằng cách sử dụng vật liệu kháng nguyên (vắc-xin) thông qua nhiều con đường cho những người có nguy cơ mắc bất kỳ dạng bệnh dịch hạch nào. Phương pháp này được gọi là tiêm chủng bệnh dịch hạch. Có bằng chứng mạnh mẽ về hiệu quả của việc sử dụng một số vắc-xin bệnh dịch hạch trong việc ngăn ngừa hoặc cải thiện ảnh hưởng của một loạt các dạng nhiễm trùng lâm sàng của Yersinia pestis. Chích ngừa bệnh dịch hạch cũng bao gồm tình trạng miễn dịch đặc hiệu thụ động đối với bệnh dịch hạch ở một sinh vật nhạy cảm sau khi dùng huyết thanh bệnh dịch hạch hoặc miễn dịch bệnh dịch hạch ở những người có nguy cơ mắc bệnh ngay lập tức.

Phương pháp 5: Các phương pháp khác
- Khi có dịch hạch, nên tiến hành kết hợp diệt bọ chét ngay sau khi diệt chuột. Sử dụng hộp mồi Kartman chứa hóa chất dạng bột để kết hợp diệt chuột và bọ chét. Cần kiểm tra hộp thường xuyên để bổ sung hóa chất.
- Luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị, hóa chất và nhân lực, sẵn sàng đối phó nếu dịch bệnh xảy ra.
- Với những người tiếp xúc với người mắc dịch hạch cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị dự phòng khẩn cấp với: streptomycin 1g/ngày x 5 ngày hoặc tetracyclin 1g/ngày x 5 ngày. Khi có bệnh nhân tử vong, xác chết cần được quấn bằng vải tẩm chloramine 5%, đặt trong quan tài có rắc vôi bột và chôn cất dưới lòng đất ở độ sâu 2m hoặc hỏa táng.
Xem thêm 04 Đường lây bệnh dịch hạch
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD