Ám ảnh sợ hãi là chứng bệnh xuất hiện rất nhiều trong xã hội ngày nay. Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này và 06 cách điều trị ám ảnh sợ hãi!
Thế nào là ám ảnh sợ hãi?
Chứng ám ảnh sợ hãi là sự sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại.
Đây là một rối loạn lo âu thường gặp và không nhất thiết phải điều trị. Nhưng nếu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì khác. Một số liệu pháp tâm lý có thể có ích, giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hoàn toàn.
Những cơn lo lắng này thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất, tâm thần. Và cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.
Ta phải biết cách điều trị ám ảnh sợ hãi.

Biến chứng của bệnh ám ảnh sợ hãi
- Cô lập xã hội: Tránh những thứ gây sợ hãi có thể gây khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Trẻ em bị chứng bệnh này có thể gặp khó khăn trong học tập. Nặng hơn bị tách biệt khỏi bạn bè, dễ mắc chứng trầm cảm. Đây là biến chứng đáng sợ của ám ảnh sợ hãi.
- Rối loạn cảm xúc: Những người mắc các chứng bệnh rối loạn lo âu nói chung thường dễ bị trầm cảm

- Lạm dụng chất kích thích: Khi bệnh đã trở nặng, người bệnh thường tìm đến chất kích thích để giải tỏa căng thẳng
- Tự tử: Một số ít cá nhân có thể thực hiện hành vi tự sát.
Biến chứng của bệnh ám ảnh sợ hãi rất nguy hiểm, vì vậy ta cần tìm hiểu về cách điều trị chứng ám ảnh sợ hãi:
Cách điều trị số 1: Nhận thấy sự vô ích và phù phiếm của nỗi sợ
Trước tiên, chúng ta hãy tự hỏi: “Chúng ta có thể làm được gì hữu ích cho sự việc mà chúng ta đang buồn phiền, lo sợ? “. Khi chúng ta không thể làm được gì khi để nỗi lo sợ đó chiếm hữu. Tại sao chúng ta phải buồn phiền?
Ví dụ: Gia đình bạn sắp có chuyến du lịch. Bạn có xu hướng lo sợ tai nạn sẽ xảy ra cho người thân đang trên chuyến du lịch. Bạn nên ghi nhớ rằng đó là việc ngoài khả năng của bạn. Chúng ta không thể làm gì được để giúp tránh tai nạn trên chuyến du lịch của nếu như nó xảy ra. Vì vậy, việc lo sợ này là vô ích và có tính phù phiếm. Tốt hơn, bạn nên suy nghĩ tốt đẹp về chuyến du lịch đầy thú vị mà người thân của bạn đang có.
Cách điều trị số 2: Nên Tập Trung Vào Chủ Đề Trong Tầm Tay Của Mình:
Chúng ta không nên mang điều lo phiền của ngày hôm qua và ngày mai vào trong mỗi việc đang làm ngày hôm nay. Vì tâm trí tập trung vào chủ đề trong tầm tay của chúng ta là việc làm tốt để chế ngự những điều làm phiền chúng ta.

Ví dụ: Một học sinh vừa qua giờ học Toán, và giờ Anh Văn đang bắt đầu. Trong lúc học anh văn chỉ nên tập trung tâm trí vào Anh Văn, mà không nên bận tâm đến môn Toán vừa qua
Ngoài ra, nếu bạn là người khôn ngoan, bạn sẽ học được những việc trong quá khứ. Từ đó tạo được việc làm tốt nhất ở hiện tại. Và rồi hướng về tương lai với một tâm hồn thanh thản, và không biết lo sợ. Được như thế, bạn là người đang gặt hái được vô số kinh nghiệm tốt lành.
Cách điều trị số 3: Nên Có Óc Thực Tế
Nên nghĩ về cách nào, và những gì thật sự rất hiếm có thể xảy ra làm cho chúng ta lo sợ.
Vhí dụ: Việc xảy ra tai nạn máy bay rất hiếm có, trong khi tai nạn lái xe hơi lại thường dễ xảy ra hơn. Vì vậy, việc di chuyển bằng máy bay an toàn hơn là việc lái xe hơi. Nếu chúng ta có óc thực tế về những điều chắc hẳn như thế, chúng ta sẽ sớm khám phá ra rằng thường có rất ít điều làm phiền đến chúng ta.
Cách điều trị số 4: Nên Phơi Bày Ra Những Vấn Đề Của Chúng Ta
Chúng ta nên vạch rõ ra trước mắt những gì đang làm chúng ta lo phiền. Hãy thực sự xem xét chúng. Vì nếu những điều làm phiền lo không được vạch rõ ra, trí tưởng tượng của chúng ta dường như có thể phóng đại và tràn ngập chúng một cách dai dẳng. Đây là một cách hữu hiệu để điều trị ám ảnh sợ hãi.
Cách điều trị số 5: Tiên liệu những hậu quả có thể xảy ra
Nên nghĩ về những gì tệ hại nhất có thể đưa đến, nếu những điều lo sợ của chúng ta thật sự xảy ra.
Cách điều trị số 6: Nên giữ cơ thể ở tư thế thư giãn
Khi chúng ta lo sợ, cơ thể chúng ta bị đặt trong tình trạng căng thẳng. Vì thế, chúng ta nên cố gắng giữ tư thế thư giãn.

Ví dụ: chúng ta có thể giữ tư thế thư giãn bằng cách nằm nghỉ ngơi tịnh dưỡng. ốt nhất là đi bách bộ, hay chơi các môn thể thao, hoặc làm những việc gì khác. Hay đơn giản là húng ta nghĩ rằng chúng sẽ giúp ích cho việc thư giãn cơ bắp của chúng ta. Ngoài ra, cách này điều trị ám ảnh sợ hãi rất tốt.
Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị ám ảnh sợ hãi
Đôi khi chứng sợ của bạn chỉ là do bạn cảm thấy khó chịu mà thôi. Điều này thì không phải là dấu hiệu của bệnh. Nhưng hãy thăm khám khi nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy đến để biết cách điều trị ám ảnh sợ hãi.

Nếu sự lo lắng quá mức làm ảnh hưởng khả năng làm việc hoặc quan hệ xã hội của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc các nhà trị liệu tâm lý để điều trị ám ảnh sợ hãi. Hầu hết người bệnh có thể khỏi khi được điều trị đúng
Xem thêm 10 phương pháp phòng tránh bệnh lao phổi
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD