Theo dõi cơn gò tử cung để nhận biết tình trạng sức khỏe thai nhi là điều mà mẹ bầu cần phải biết. Ngoài ra, thai phụ cũng nên biết dấu hiệu của cơn gò tử cung sinh non để phòng tránh và xử lý kịp thời. Sau đây là dấu hiệu của cơn gò báo hiệu sinh non.
1. Cơn gò tử cung sinh non
Cơn gò tử cung sinh non xảy ra thường xuyên trước 37 tuần. Có thể là báo hiệu cho mẹ bầu biết có khả năng sinh non. Cơn gò xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian. Chẳng hạn như cơn gò mỗi 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ, bạn có thể sắp sinh non.
Trong quá trình gò tử cung, cả bụng bạn sẽ cứng hơn khi bạn sờ vào. Cơn gò báo hiệu sinh non cùng với cảm giác căng chặt ở tử cung, bạn có thể cảm thấy:
- Đau âm ỉ
- Áp lực ở khung chậu
- Áp lực ở bụng
- Co thắt hay chuột rút
Mẹ bầu nên đến bác sĩ hay bệnh viện khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu trên. Đặc biệt là nếu bạn kèm theo chảy máu âm đạo, tiêu chảy hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối).
Một vài nguy cơ báo hiệu sinh non bao gồm:
- Đa thai (sinh đôi, sinh ba)
- Sự bất thường về tử cung, cổ tử cung hay nhau thai
- Hút thuốc lá hay một số loại thuốc
- Căng thẳng nhiều
- Từng sinh non trước đây
- Nhiễm trùng
- Thiếu cân hay béo phì trước khi mang thai
- Không khám thai hay chăm sóc thai đúng cách.
Bạn cần phải lưu ý đến khoảng cách giữa những lần gò tử cung hay tần số gò cũng như những triệu chứng khác kèm theo để thông báo cho bác sĩ và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
2. Cơn gò tử cung sinh non nhập viện ngay khi nào?
Bạn sẽ bối rối không biết đâu là cơn gò tử cung sinh non thực sự để nhập viện. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu bạn lo lắng và băn khoăn về tình trạng của mình. Hãy đi bệnh viện nếu cơn gò báo hiệu có đặc điểm sau:
- Xảy ra thường xuyên, cho dù không gây đau
- Không giảm khi bạn uống nước, nghỉ ngơi hay thay đổi vị trí
- Xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ
- Tăng dần đều về thời gian, khoảng cách và cường độ
- Khoảng cách giữa các cơn gò là 5 phút
- Kèm theo đau đớn nhiều, chảy máu, vỡ ối hay rỉ ối và những dấu hiệu lâm bồn khác.
Sẽ khá khó khăn khi lần đầu bạn làm mẹ để xác định cơn gò nào báo hiệu chuyển dạ thực sự. Khi nghi ngờ không biết cơn gò có phải báo hiệu sinh non hay không trước tuần 37. Tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Bạn nên lưu ý về thời gian của các cơn gò tử cung và những dấu hiệu khác để thông báo cho bác sĩ khi khám nhé.
3. Lưu ý để tránh cơn gò tử cung sinh non
Bạn có thể đề phòng việc sinh bé trước tuần 37 ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, bằng cách:
- Khám thai định kỳ, đúng hạn. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến những hoạt động cử chỉ của bé. Nếu có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay bệnh viện hoặc gọi bác sĩ để biết được tình trạng sức khoẻ của mẹ với bé.
- Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
- Có chế độ ăn uống hợp lý và cố gắng chỉ tăng tối đa 11 – 15kg trong suốt thai kỳ.
- Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng đường tiểu.
- Nên vận động nhẹ và phải nhớ tuyệt đối không được nâng vật nặng hoặc các hoạt động nặng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Ngừng mọi hoạt động thể chất và nghỉ ngơi nếu bạn gặp các cơn gò không có dấu hiệu dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn.
- Cố gắng giảm bớt mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Xem bài viết liên quan: Mẹ đã biết: Cơn gò báo hiệu chuyển dạ sắp sinh
Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mà mẹ bầu cần phải biết
Mẹ bầu đã thực sự phân biệt được cơn gò báo hiệu
Chuyện gì xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?
Sự Thật Về Gây Tê Màng Cứng Khi Chuyển Dạ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!