Giác mạc hình chóp là một căn bệnh hiếm gặp và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì thế nếu nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu giác mạc chóp nào hãy đến ngay các cơ sở uy tín gần nhất để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Phương pháp 1: Người mắc bệnh giác mạc chóp đeo kính để điều chỉnh thị lực
Kính gọng hoặc kính áp tròng mềm
Kính gọng hoặc kính áp tròng mềm có thể điều chỉnh thị lực mờ hoặc méo trong giai đoạn đầu của bệnh.
Kính áp tròng cứng
Kính áp tròng cứng thường dùng để điều trị khi bệnh tiến triển tới giai đoạn tiếp theo. Thời gian đầu đeo kính áp tròng cứng bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu lúc đầu. Tuy nhiên những triệu chứng này sẽ biến mất trong một vài tuần. Đây là loại kính có thể được thiết kế riêng để phù hợp với giác mạc của từng người.
Kính áp tròng tổng hợp
Đây là kết hợp giữa kính cứng và kính mềm. Bên trong kính cứng và vòng xung quanh bên ngoài kính sẽ mềm để tăng sự thoải mái.
Kính áp tròng Scleral
Loại kính này thích hợp với người bệnh giác mạc hình chóp giai đoạn thứ hai. Đây là loại kính áp tròng to hơn loại bình thường, khi đeo lên sẽ lấn ra phần lòng trắng (củng mạc).
Kính áp tròng cứng hoặc kính áp tròng scleral, chỉ được bán theo toa của bác sĩ chuyên khoa mắt. Người bị giác mạc hình nón phải đi kiểm tra mắt thường xuyên để thay kính cho phù hợp với sự phát triển của bệnh.
Phương pháp 2: Phẫu thuật cho người bệnh giác mạc chóp
Đối với bệnh nhân bị sẹo giác mạc, giác mạc phình quá mức hoặc không có khả năng đeo bất kỳ loại kính áp tròng nào có thể sẽ cần phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị bệnh giác mạc chóp ngày càng phổ biến. Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh giác mạc chóp bao gồm:
Đặt vòng implant trong giác mạc
Bác sĩ đặt miếng nhựa nhỏ, có hình lưỡi liềm vào giác mạc để làm phẳng hình nón. Hỗ trợ hình dạng giác mạc và cải thiện thị giác.
Chèn giác mạc có thể
- Khôi phục lại hình dạng giác mạc bình thường
- Làm chậm sự tiến triển của bệnh
- Giảm nhu cầu ghép giác mạc.
Đây là một biện pháp tạm thời, phẫu thuật này mang những rủi ro như nhiễm trùng và thương tích cho mắt.
Ghép giác mạc cho người bệnh giác mạc chóp
Nếu bệnh nhân bị sẹo giác mạc hoặc giác mạc cực mỏng, có thể sẽ cần ghép giác mạc.
Ghép giác mạc nội mô là một ghép một phần giác mạc phía trước.Việc phục hồi sau phẫu thuật ghép giác mạc có thể mất tới một năm và bệnh nhân cần tiếp tục đeo kính áp tròng cứng. Thị lực có thể phục hồi hoàn toàn một vài năm sau cấy ghép giác mạc cho bệnh nhân bị giác mạc hình nón giúp điều trị khỏi bệnh.
Tuy nhiên phương pháp này có các biến chứng như thải ghép, giảm thị lực, loạn thị, không có khả năng đeo kính áp tròng và nhiễm trùng.
Phương pháp 3: Đây là phương pháp điều trị bệnh giác mạc chóp trong tương lai
Các nhà khoa học đang nghiên cứu một loại điều trị. Nó được gọi là liên kết ngang collagen giúp điều trị bệnh giác mạc hình chóp.
Phương pháp này sẽ sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt đặc biệt và tia cực tím A (UVA) để tăng cường (liên kết chéo) các mô của giác mạc. Việc điều trị vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Cần nghiên cứu thêm trước khi đưa vào điều trị chính thức.
Xem thêm Dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán bệnh giác mạc chóp
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tham khảo Bệnh viện mắt Sài Gòn