Bệnh giãn tĩnh mạch dưới không phải lúc nào cũng được chữa khỏi. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Khi phát hiện giãn tĩnh mạch dưới cần điều trị bệnh kịp thời, tránh biến chứng.
Phương pháp 1: Điều trị giãn tĩnh mạch dưới bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa
Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân.
Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều:
- Hỗ trợ chân.
- Làm giảm đường kính tĩnh mạch.
- Giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại.
Do đó phục hồi tác dụng của van “một chiều”. Tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.
Điều trị giãn tĩnh mạch dưới bằng băng ép: nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu.
Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.
Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát.
Ưu điểm phương pháp này
- Tương đối rẻ tiền
- Ít nguy cơ.
- Có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và giãn tĩnh mạch.
Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng.
Bất lợi lớn nhất có thể làm cho phương thức điều trị này thất bại là khả năng chấp nhận và dung nạp của bệnh nhân.
Phương pháp 2: Dùng thuốc điều trị giãn tĩnh mạch dưới
Điều trị giãn tĩnh mạch dưới bằng thuốc. Dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C, veinamitol… hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ.
Phương pháp 3: Điều trị giãn tĩnh mạch dưới bằng phẫu thuật
Điều trị giãn tĩnh mạch dưới bằng phương pháp phẫu thuật. Nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ.
Phương pháp cột tĩnh mạch hiện cao gần chỗ nối. Nhưng không lấy bỏ tĩnh mạch hiện có thể có nguy cơ tái phát cao. Do đó điều trị triệt để là giải quyết tình trạng trào ngược cùng với lấy bỏ búi trĩ tĩnh mạch giãn.
Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm:
- Mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping.
- Đốt nhiệt cao tần.
- Đốt laser nội mạch.
- Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩnh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller).
- Chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).
Bạn đã mắc chứng này nếu trên hai bắp chân có nhiều “gân xanh” nổi lên. Đó là những tĩnh mạch nông ở chi dưới bị giãn, phồng lên chằng chịt thành những búi màu xanh nổi cộm dưới da.
Để hạn chế giãn tĩnh mạch chân, bệnh nhân cần lưu ý
- Mang bít tất thun hoặc một loại băng thun có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.
- Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hoặc đi giày cao gót. Khi nằm nên kê chân cao 10-15 cm.
- Tập hít thở sâu và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng cách tập thể dục.
- Không nên đứng gần nơi có nhiệt độ cao như bếp than, củi cháy to… Không sưởi chân, ngâm chân vào nước nóng (nước lạnh làm co tĩnh mạch, nóng làm giãn tĩnh mạch).
- Nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin, dùng nhiều chất xơ để tránh táo bón.
Xem thêm Nguyên nhân và biến chứng bệnh giãn tĩnh mạch dưới
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp NHS