Những lúc ăn uống cùng người thân, bạn bè là khoảng thời gian tuyệt vời, tuy nhiên dạ dày lại bắt chúng ta phải trả giá cho việc này. Hệ tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hoá, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, khi hệ tiêu hóa hoạt đống kém với những tình trạng như ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, tức bụng cùng những cơn đâu dạ dày luôn làm bạn khó chịu? Hiểu được sự khó khăn này Medplus đã tìm hiểu và đề cử ra 4 bài Yoga giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa trở nên tốt hơn.
1. Nguyên nhân gây rối loạn cân bằng hệ tiêu hóa
1.1 Viên đại tràng
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng rối loạn hệ tiêu hóa. Viêm đại tràng có thể do lỵ amip, shigella,… gây nên hội chứng ruột kích thích.
1.2 Bệnh lý liên quan đến dạ dày
Các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng,… gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.
1.3 Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Các vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều hòa quá trình tiêu hóa, lên men trong đường ruột. Khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật này sẽ dẫn đến sự rối loạn quá trình chuyển hóa thức ăn. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là do lạm dụng kháng sinh, thường gặp nhất ở trẻ em.
1.4 Chế độ ăn uống
Nạp vào cơ thể những thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh, những chất có tác dụng không tốt đến đường tiêu hóa đều có thể gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, ăn uống không đúng bữa, không điều độ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
1.5 Sử dụng nhiều thức uống có cồn
Đây là nguyên nhân thường gặp ở người lớn. Rượu bia làm mất cân bằng pH dạ dày, rửa trôi các men tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
2. 4 bài Yoga giúp cân bằng hệ tiêu hóa
2.1 Bài tập tư thế tam giác
Tư thế tam giác giúp kích thích hoạt động của hoóc-môn trong cơ thể và giảm các triệu chứng đau ruột hiệu quả.
- Bước 1: Bước chân phải về phía trước tạo tư thế nhún người thấp và sau đó duỗi thẳng chân
- Bước 2: Bước chân trái về phía sau khoảng 15cm và xoay bàn chân 1 góc 45 tới 60 độ về phía chân trước sao cho gót chân vẫn giữ nguyên trên sàn
- Bước 3: Tựa nhẹ tay phải lên cẳng chân phải hoặc trên sàn và duỗi thẳng tay trái lên cao, lòng bàn tay hướng về phía trước
- Bước 4: Duỗi thẳng đầu về phía trước khi xương cụt hướng về hông trái
2.2 Bài tập tư thế rắn hổ mang
Sự mở ra của thân trên giúp thư giãn dạ dày, từ đó làm cho tiêu hóa tốt hơn.
- Bước 1: Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng và bàn chân khép vào nhau
- Bước 2: Dặt tay dưới vai ngang tầm ngực
- Bước 3: Nâng phần trên cơ thể trong khi hít vào. Nhìn thẳng về phía trước, giữ sao cho cổ được thẳng.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khi hít vào. Đặt cơ thể nằm xuống nhẹ nhàng khi thở ra.
2.3 Bài tập tư thế gập người về trước
- Bước 1: Đứng thẳng với hai chân, gập thân trên về phía đùi.
- Bước 2: Việc xoa bóp bằng cách nén này có thể giúp khởi động lại quá trình vận chuyển.
- Bước 3: Giữ tư thế này trong sáu nhịp thở sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến lá lách, gan, ruột và thận.
2.4 Bài tập con mèo-bò
Tư thế này cho phép hoạt động dựa trên khả năng di chuyển của cột sống và kéo giãn ruột.
- Bước 1: Chống trên hai tay hai chân, tay ở dưới vai, hông ở trên đầu gối, cong lưng hít vào.
- Bước 2: Ánh mắt nên hướng lên trên.
- Bước 3: Khi thở ra, làm tròn lưng bằng cách đẩy các điểm tựa ra phía sau. Bạn sẽ cảm nhận được sự mở ra của bả vai.
- Bước 4: Điều chỉnh hơi thở và thực hiện bài tập vài lần.
Những bài tập trên sẽ giúp cân bằng hệ tiêu hóa của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: