Bạn tập yoga không chỉ tốt cho làn da, vóc dáng, tinh thần, thể chất mà còn hỗ trợ cho các cơ quan sinh sản như tử cung. Thói quen tập yoga sẽ giúp thúc đẩy sự lưu thông đến tử cung để giúp bộ phận này khỏe mạnh, cải thiện các vấn đề về kinh nguyệt, chuyện ấy và khả năng sinh sản. Với sự tìm hiểu và nghiên cứu, hôm nay Medplus đề cử cho bạn 4 bài tập Yoga giúp cho tử cung của các chị em ngày càng khỏe mạnh.
1. Những nguyên nhân khiến cho tử cung “không khỏe”
1.1 Bất thường bẩm sinh
- Không có tử cung: dị tật bẩm sinh không có tử cung chính là tử cung bị teo đi, chỉ còn lại vết tích bào thai và một màng mỏng ở vị trí của tử cung. Hầu hết những người mắc dị tật này thường kèm theo không có âm đạo, nhưng buồng trứng, ống dẫn trứng vẫn hoạt động bình thường. Bệnh nhân phát triển thể chất, giới tính bình thường.
- Tử cung đôi: Có 2 tử cung, mỗi tử cung có một cổ tử cung riêng biệt kèm theo 2 âm đạo. Có 2 tử cung, 2 cổ tử cung nhưng lại chỉ một âm đạo. Có 2 tử cung nhưng lại chung nhau một cổ tử cung. Dị tật này gây vô sinh vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ.
- Nhi hóa tử cung: Nguyên nhân thường gặp là do nội tiết tố giảm hay cơ thể tiết nội tiết tố nữ dưới mức nhu cầu cần thiết của cơ thể. Khi bị nhi hóa tử cung, bạn không có kinh từ nhỏ, kinh nguyệt rất ít, kinh thưa và không đều, kích thước chỉ bằng tử cung của các bé gái.
- Khi thăm khám, bác sĩ dựa vào khám phụ khoa bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung và hai phần phụ có bất thường hay không. Trường hợp có tử cung nhi tính thường kèm theo không có buồng trứng hay không có âm đạo do đó không mang thai được.
1.2 Do các bệnh lý
- Dính tử cung: Dính buồng tử cung là hiện tượng thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau bị dính vào với nhau. Nguyên nhân dính buồng tử cung thường do bị sót nhau thai, hậu quả của việc can thiệp vào tử cung để xử trí các bệnh liên quan, viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, tái phát và nạo hút thai gặp biến chứng.
- Bất thường cổ tử cung: Chất dịch nhầy ở cổ tử cung quá ít, kém chất lượng, có kháng thể kháng tinh trùng làm cho tinh trùng khó sống và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỷ lệ có thai giảm. Hơn nữa nếu bạn có cấu trúc cổ tử cung bị dị dạng hoặc bịt kín do bẩm sinh, viêm nhiễm cổ tử cung, biến chứng xơ hóa cổ tử cung sau điều trị (đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung), nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh cũng có thể gây ra vô sinh.
- Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi, là 2 ống dẫn từ thân tử cung sang 2 bên, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng Tắc vòi tử cung gây ra bởi nhiều nguyên nhân như sinh hoạt tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, mắc các bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, việc nạo phá thai nhiều lần, các khối u ở vòi trứng… cũng khiến tắc vòi tử cung. Ngoài ra vòi tử cung có thể bẩm sinh bị chít hẹp hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng, gây cản trở quá trình thụ tinh.
- Tử cung có khối u: Thường gặp là các u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có khi tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc, là trở ngại lớn khiến trứng không thể thụ thai.
2. 4 bài Yoga giúp bạn tăng cường sức khỏe cho tử cung
2.1 Bài tập gác chân lên tường
Giúp giảm đau đầu, tăng cường năng lượng, giảm đau lưng và làm dịu các triệu chứng chuột rút.
- Bước 1: Bạn ngồi trên sàn, hông hướng về phía tường, hai chân duỗi thẳng.
- Bước 2: Di chuyển đến sát tường rồi nằm ngửa xuống sàn, hai chân gác thẳng lên tường sao cho cơ thể vuông góc với chân và tường, hai chân duỗi thẳng.
- Bước 3: Thả lỏng toàn bộ vai, tay, đầu và cổ.
- Bước 4: Giữ tư thế từ 5-15 rồi co chân, lăn về bên phải, nằm nghiêng thư giãn một lúc trước khi trở về tư thế ban đầu.
2.2 Bài tập tư thế ngồi xổm
Giúp làm săn chắc cơ bụng, cải thiện các chức năng của đại tràng, tăng lưu thông máu trong khung chậu, tăng cường ham muốn tình dục và cải thiện khả năng sinh sản.
- Bước 1: Ngồi xuống, hai chân đặt cạnh nhau rồi dần dần mở rộng đùi.
- Bước 2: Siết chặt bụng và dần hướng người về phía trước giữa hai đùi.
- Bước 3: Chắp tay, chống hai khuỷu tay trên hai đùi.
- Bước 4: Thở đều, giữ tư thế từ 15 – 30 giây.
- Bước 5: Hít sâu, nâng người lên thư giãn
2.3 Bài tập tư thế em bé
Là bài tập yoga cực tốt cho tử cung, đồng thời giúp giải phóng căng thẳng ở ngực, lưng và vai. Bài tập này cũng giúp bạn giảm chóng mặt, mệt mỏi, căng thẳng và thúc đẩy lưu thông máu trên toàn cơ thể.
- Bước 1: Quỳ gối trên sàn hoặc thảm tập, ngồi lên gót chân. Mở rộng hai đầu gối và hông.
- Bước 2: Từ từ gập người về phía trước cho đến khi đầu chạm sàn và bụng nằm trên đùi. Chú ý giữ thẳng lưng và cổ sao cho thoải mái nhất
- Bước 3: Hai tay duỗi về phía trước, lòng bàn tay úp xuống sàn.
- Bước 4: Giữ tư thế trong tối thiểu 30 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
2.4 Bài tập tư thế cây cầu
Giảm căng thẳng, tăng sức khỏe cơ bụng, phổi, tuyến giáp, giảm triệu chứng mãn kinh, giảm đau lưng, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ.
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi cạnh hông, đùi.
- Bước 2: Gập đầu gối, giữ khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai.
- Bước 3: Hít sâu, nhấn bàn chân xuống sàn, giữ đầu gối và hông trên một đường thẳng, từ từ nâng lưng lên.
- Bước 4: Nâng ngực, hông và cằm hướng lên trên.
- Bước 5: Giữ tư thế khoảng 30s, thở đều và chậm.
- Bước 6: Từ từ hạ thân người xuống, thả lỏng cơ thể và lặp lại động tác từ 3 – 5 lần.
Những bài tập trên sẽ giúp tăng sức khỏe cho tử cung của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: