Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh đáng lo ngại của mọi người.Sau đây hãy cùng Medplus tìm hiểu kĩ càng hơn về căn bệnh ấy nhé
1.Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì ?
Nhiễm trùng đường tiết niệu được ghi chép trong các tài liệu y học với tên gọi Urinary tract infections (UTI). Bệnh do vi khuẩn sống trên da hậu môn hoặc âm đạo vượt qua hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào hệ tiết niệu bao gồm: bàng quang, thận và các ống nối giữa chúng.
Nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu) (NTĐT) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một phần của đường tiết niệu. Với trường hợp ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới thì được biết đến như là một nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang) và khi ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên được gọi là nhiễm trùng thận (viêm bể thận)
2.Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu rồi đi qua niệu đạo và nhân số lượng khi đến bàng quang dẫn đến viêm nhiễm. Theo các chuyên gia, bệnh hình thành chủ yếu là do sự hiện diện của các loại vi khuẩn sau:
- Escherichia coli (80%)
- Chlamydia
- Mycoplasma
- Herpe
Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm UTI ở phụ nữ cao hơn đàn ông. Các số liệu cũng cho thấy rằng cứ 5 phụ nữ sẽ có 1 người bị nhiễm trùng đường tiết niệu và 80% bệnh nhân trong số đó sẽ tái phát ít nhất 1 lần trong đời. Bởi vì họ có niệu đạo ngắn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi lên bàng quang nhanh hơn. Quan hệ tình dục cũng giúp đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu.
3.Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
Để nhận diện nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy để ý đến các triệu chứng sau:
- Cảm giác rát buốt khi bạn đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên, thậm chí khi bạn chỉ rặn ra được một ít nước tiểu
- Đau tức lưng hoặc bụng dưới
- Cảm giác mệt mỏi hoặc run rẩy
- Sốt hoặc rét run (Dấu hiệu có thể nhiễm trùng đã lan lên thận)
Nếu vi khuẩn xâm nhập vào niệu quản và di chuyển đến thận, các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện, bao gồm:
- Đau lưng
- Ớn lạnh
- Sốt
- Buồn nôn
- Nôn
Nếu cơ thể bạn gặp một hoặc nhiều trong các triệu chứng trên bạn nên lập tức đi tìm gặp bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời ngay.Nhiễm trùng đường tiết niệu được xem là một căn bệnh nguy hiểm vì vậy cần được phát hiện và chữa trị để tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được điều trị nó có thể diễn tiến nặng lên đưa đến nhiễm trùng đường tiểu trên (niệu quản, thận).
Sau đây là ba thể bệnh điển hình:
- Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm trùng niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ. Với nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo) dương vật. Điển hình nhất là bệnh lậu: nam giới mắc bệnh này thường có mủ ở lỗ sáo (triệu chứng học gọi là “hạt sương ban mai”).
- Viêm bàng quang: là NTĐT thường gặp nhất gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu máu.
- Viêm thận-bể thận cấp: có thể do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu. Nhiễm trùng thận hay viêm thận-bể thận (cần phân biệt với viêm cầu thận) là một cấp cứu y khoa vì nó có thể nhanh chóng đưa đến suy giảm chức năng thận cũng như tử vong nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả.
4.Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
Những trường hợp viêm bàng quang nhẹ nhàng có thể tự lành mà không cần điều trị nào tuy nhiên vì chúng có khả năng gây nên những biến chứng nặng nề nên tất cả các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu dù nặng hay nhẹ đều được khuyến cáo điều trị kỹ càng. Thuốc điều trị thường dùng là các kháng sinh. Liệu trình cũng như loại thuốc tùy thuộc vào loại vi khuẩn cũng như vị trí nhiễm trùng.
Các kháng sinh thường dùng:
- Nitrofurantoin
- Cephalosporin
- Sulfonamide
- Amoxicillin
- Trimethoprim-sulfamethoxazole
- Doxycycline (không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi)
- Quinolone (không nên dùng cho trẻ em)
Khi được điều trị, các nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể hết triệu chứng chỉ trong vòng vài ngày nhưng điều trị cần kéo dài từ 10 đến 15 ngày để đề phòng viêm thận bể thận.
- Nhiễm trùng đường tiểu do các tác nhân Chlamydia trachomatis và Mycoplasma hominis cần điều trị với tetracycline hoặc doxycycline dài ngày.
- Nhiễm trùng đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu cần phải phẫu thuật.
- Nhiễm trùng đường tiểu tái diễn (3 hoặc nhiều lần NTĐT trong một năm) có thể điều trị kéo dài đến 6 tháng đôi khi đến cả hai năm.
- Theo dõi điều trị bằng xét nghiệm nước tiểu là biện pháp bắt buộc để đánh giá hiệu quả của điều trị.
Như vậy medplus đã cập nhập về những hiểu biết nhiễm trùng đường tiết niệu hy vọng có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức và nhận biết về căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu vưới bạn đọc thêm nhiều căn bệnh phổ biến:
2 Dạng phổ biến thường gặp của Mất thị lực
TÌM HIỂU 3 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH SỐT VÀNG
Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia