Chú ý trong thời gian ở cữ sau sinh đúng cách là vấn đề khá nhiều mẹ quan tâm sau khi sinh con. Để biết thêm nhiều kinh nghiệm cũng như thông tin hữu ích, sau đây là những điều cần lưu ý khi đang ỏ cữ.
Những điều chú ý để ở cữ sau sinh đúng cách
1. Nghỉ ngơi
Sau khi sinh thường thì những ngày đầu, mẹ sẽ có cảm giác đau đớn khi ngồi hoặc đứng do vết thương ở hạ thể bị động (thông thường sẽ kéo dài khoảng hơn 10 ngày). Lúc này, mẹ cần phải đảm bảo việc nghỉ dưỡng chu đáo. Tốt nhất là nên ở trong phòng để tránh gió và nhiễm khuẩn trong môi trường.
Ngoài ra, nếu là sinh mổ thì vẫn khó tránh tình trạng bị đau ở vết mổ. Mẹ vẫn phải thực hiện chế độ ngủ nghỉ nhiều hơn và sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học. Bên cạnh đảm bảo giấc ngủ. Hạn chế vận động thì mẹ sau sinh vẫn cần đi lại nhẹ nhàng với thời gian vừa phải để giải quyết vấn đề táo bón.
Do cơ thể còn yếu và đau. Nhiều người rất ngại xuống giường hoạt động, nhưng vì vậy mà càng dễ táo bón. Mẹ có thể bổ sung thêm rau xanh và trái cây. Nếu cần cũng nên dùng kem bôi trơn hỗ trợ.
Phòng của mẹ và em bé phải luôn thông gió, nhiệt độ không quá cao hay quá thấp. Mỗi buổi sang nên mở cửa sổ để không khí trao đổi với bên ngoài. Ánh nắng mặt trời cũng góp phần tiêu diệt ẩm mốc và vi khuẩn trong phòng. Chăn đắp cho mẹ và bé cũng không nên quá dày vì dễ khiến thân nhiệt tăng cao. Mẹ cần chú ý để ở cữ sau sinh đúng cách
2. Bảo vệ vùng lưng eo
Trong thời gian ở cữ, mẹ cần chú ý để cơ thể dần hồi phục sau sinh đúng cách. Vì sau khi sinh, ngoại trừ vết thương thì đa số mẹ đều có triệu chứng đau lưng eo. Chính vì vậy, tư thế cho con bú trong giai đoạn ở cữ càng trở nên quan trọng. Ngoài việc bế trẻ đúng cách thì khi ngồi, mẹ nên có thêm chiếc gối đặt sau lưng để tựa vào. Đồng thời, duy trì bổ sung canxi hợp lý bằng sữa kết hợp viên uống canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Vấn đề tắm gội cũng đặc biệt cần chú ý tư thế. Mẹ không nên khom lưng khi tắm hoặc gội đầu vì dễ làm ảnh hưởng vết thương và cột sống. Mẹ có thể dùng vài lát gừng tươi cho vào nước tắm. Hạn chế gội đầu quá nhiều trong giai đoạn cơ thể cần phục hồi.
3. Vệ sinh cá nhân để ở cữ sau sinh đúng cách
Cần chú ý trong thời gian ở cữ sau sinh vấn đề vệ sinh cá nhân. Quan niệm truyền thống cho rằng trong thời gian ở cữ thì mẹ không thể tắm gội vì như vậy dễ bị trúng gió, nhiễm phong hàn, sinh bệnh. Thực tế, đứng ở góc độ y học thì suy nghĩ này không hợp lý. Khi ở cữ, dịch tiết ở âm đạo của sản phụ khá nhiều. Vì vậy mỗi ngày mẹ cần dùng nước ấm để lau sạch. Siêng năng thay tấm lót bên dưới mông nếu có để đảm bảo môi trường khô ráo, tránh cho mẹ bị viêm nhiễm. Dịch thải sau sinh trong khoảng thời gian 4 đến 6 tuần cũng cần vệ sinh sạch sẽ.
Thông thường, một tuần sau sinh là mẹ đã có thể tắm gội nhưng thời gian tắm không nên quá lâu. Lúc này vẫn chưa thể tắm bồn để tránh nhiễm nước bẩn hoặc vi khuẩn qua đường sinh dục. Sau tuần thứ 6 thì mẹ có thể tắm bồn được vì cơ thể đã phục hồi tương đối.
4. Ăn uống trong thời gian ở cữ sau sinh đúng cách
Mẹ cần chú ý trong thời gian ở cữ sau sinh về vấn đề dinh dưỡng nhé! Sau khi sinh vài giờ thì mẹ tuyệt đối không nên ăn trứng gà. Nhiều người truyền miệng rằng sau khi sinh ăn trứng gà có tác dụng “gọi sữa”. Nhưng theo nghiên cứu y học cho thấy, trong quá trình sinh nở, thể lực của mẹ tiêu hao rất lớn, ra nhiều mồ hôi, chức năng tiêu hóa giảm thấp.
Nếu ăn trứng gà quá sớm sẽ gây tình trạng khó tiêu và khó chịu cho mẹ. Thời gian ở cữ, mẹ nên tận dụng các món canh rau và chỉ bồi bổ tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt, khi cơ thể đang cần phục hồi thì mẹ không nên vì khẩu vì mà ăn uống tùy tiện. Cẩn thận các món gây dị ứng vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ sau sinh và chất lượng sữa cho con bú.
Lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ để ở cữ sau sinh đúng cách
Thời gian ở cữ sau sinh, chế độ ăn uống của mẹ cũng trở nên nhiều hơn. Do đó vệ sinh răng miệng cũng cần được quan tâm đúng mức. Nhiều mẹ vì cơ thể còn yếu và đau. Đồng thời bận rộn chăm con nhỏ nên dễ bỏ qua sức khỏe răng miệng của mình. Mỗi ngày ít nhất đánh răng 2 lần với bàn chải lông mềm. Sau mỗi bữa ăn nên dùng nước ấm để súc miệng. Cho nên, mẹ cần chú ý những vấn đề này trong thời gian ở cữ để sức khỏe nhanh chóng trở lại bình thường.
Xem bài viết liên quan: 4 Điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh
7 Cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau sinh
Đừng quên: Những giấy tờ cần khi sinh con
Biết sớm hơn, bớt lo hơn: Bí quyết sinh con không đau
Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 mà mẹ bầu cần phải biết
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!