Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do căng bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh này, đây thực sự là những con số đáng báo động. Qua bài viết này, Medplus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư phổi.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào phổi tăng trưởng với một tốc độ nhanh bất thường, làm hình thành một khối u. Phổi giúp bạn thở và cung cấp oxy cho các phần còn lại của cơ thể. Theo WHO, ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư. Nó có thể gây tàn phế và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người mắc phải.
Và có 2 loại phổ biến nhất được đặt tên theo kích thước của các tế bào trong khối ung thư:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer, SCLC) là một loại ung thư phổi ác tính, xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện và phát triển bất thường ở trong phổi. Theo thời gian, những tế bào này càng ngày càng tăng sinh và phân chia nhanh chóng, đến mức không thể kiểm soát được
- Ung thư phổi tế bào lớn (NSCLC) là loại phổ biến hơn và có tốc độ lây lan chậm hơn loại ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong trường hợp phát hiện sớm bệnh, bằng các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị có thể giúp người bệnh chữa khỏi căn bệnh này. Theo thống kê, có đến 80% số bệnh nhân mắc ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong loại bệnh này, còn có 3 nhóm nhỏ là ung thư phổi tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư phổi biểu mô tế bào lớn.
4 nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi có thể phát triển do độc tố xâm nhập vào phổi chủ ý hay không chủ ý. Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới việc mắc phải căn bệnh này:
1. Hút thuốc lá
Hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày. Các bác sĩ tin rằng hút thuốc gây ung thư bằng cách làm hỏng các tế bào lót phổi. Khi bạn hít phải khói thuốc lá, chứa đầy các chất gây độc hại (benzene, nitrosamines, ammonia,…), những thay đổi trong mô phổi bắt đầu gần như ngay lập tức. Ban đầu cơ thể bạn có thể sửa chữa thiệt hại này. Nhưng với mỗi lần tiếp xúc lặp đi lặp lại, các tế bào bình thường xếp dọc theo phổi của bạn ngày càng bị hư hại. Theo thời gian, thiệt hại khiến các tế bào hoạt động bất thường và cuối cùng sẽ có thể phát triển bệnh.
Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện thuốc lá điện tử (Vape). Ông Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, chia sẻ: “ mối lo ngại khi ngoài nicotin, trong thuốc lá điện tử còn chứa một hóa chất có tác dụng làm giả khói thuốc khi hút, đây là loại hóa chất có liên quan đến những chứng bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch… Điều nguy hiểm là những người bán và quảng cáo thuốc lá điện tử không bao giờ nói về những tác hại này.
2. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc cũng là yếu tố dễ tác động gây bệnh. Những người tiếp xúc với khói, bụi cũng có nguy cơ cao bị bệnh đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than. Bên cạnh đó những ngành nghề khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư như: giáo viên (tiếp xúc phấn bảng), cảnh sát giao thông (tiếp xúc bụi bẩn từ xe cộ, môi trường), đầu bếp (tiếp xúc khí dầu hóa lỏng, dầu nấu ăn, khói nấu,…).
3. Tiếp xúc với tia phóng xạ
Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon. Từ thế kỷ 16, người ta thấy nhiều công nhân mỏ ở Joachimstal ( Tiệp Khắc) và ở Schneeberg (Đức) mắc một loại bệnh phổi và chết. Về sau cho thấy đó chính là ung thư phổi do chất phóng xạ trong quặng đen có chứa uranium. Điều này còn được ghi nhận qua tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở các công nhân khai mỏ uranium giữa thế kỷ 20.
4. Do di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền. Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường. Đó chính là lý do người thân của bệnh nhân mắc bệnh thường được khuyên nên làm các xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ. Đột biến gen trong cơ thể gây ra bệnh có thể di truyền gia đình. Nhiều trường hợp ở những thế hệ trước các tế bào này không phát triển thành tế bào ung thư. Nhưng ở đời sau có thêm nhiều tác nhân vật lý khác khiến các tế bào này trở nên nguy hại, tạo thành nguyên nhân gây ung thư phổi.
Triệu chứng của bệnh ung thư phổi
Hầu hết các triệu chứng của bệnh thường xảy ra ở phổi, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng ở những nơi khác trên cơ thể. Điều này là do ung thư đã lan tràn (y khoa gọi là di căn) tới các bộ phận khác. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này cũng khác nhau. Đôi lúc người bệnh thậm chí có thể không cảm thấy các triệu chứng hoặc chỉ cảm thấy mệt mỏi chung chung. Một số triệu chứng được phát hiện cho tới giờ là:
- Khó chịu hoặc đau ở ngực;
- Ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian;
- Khó thở;
- Có máu trong đờm;
- Khó nuốt;
- Ăn không ngon;
- Sụt cân không có lý do;
- Hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi;
- Viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Để được điều trị bệnh cần nhiều phương pháp, tùy thuộc vào loại nào và nó đã lan rộng tới đâu. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng ở giai đoạn đầu của bệnh.
- Hóa trị: Phương pháp phổ biến được sử dụng để hạn chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.
- Xạ trị: Phương pháp sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư ở khu vực được chiếu phóng xạ.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các thuốc này có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Nên làm gì để phòng tránh ung thư phổi?
- Không nên hút thuốc: Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng bắt đầu. Tuyên truyền về việc không hút thuốc để mọi người có thể hiểu làm thế nào để tránh yếu tố nguy cơ chính gây ung thư.
- Bỏ thuốc ngay lập tức: Hãy dừng việc hút thuốc từ bây giờ. Bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh, ngay cả khi bạn đã hút thuốc trong nhiều năm. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chiến lược để hỗ trợ cai thuốc lá có thể giúp bạn bỏ thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói độc hại: Nếu bạn sống hoặc làm việc với người hút thuốc, hãy thôi thúc họ bỏ thuốc lá. Nếu không thành công thì ít nhất hãy yêu cầu anh ấy hoặc cô ấy hút thuốc bên ngoài.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng như rau, củ quả
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
- TOP 3+ thuốc bổ phổi của Nhật được tin dùng năm 2020
- Triệu chứng tràn khí màng phổi thứ phát ở trẻ sơ sinh
- Thuốc Siro Bổ phổi: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
Nguồn: hellobacsi, mayoclinic