Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt là gì?
Thường chóng mặt gây ra bởi những vấn đề bên trong tai – bộ phận có chức năng gửi tín hiệu đến não về chuyển động của đầu, cơ thể so với trọng lực nhằm giúp bạn giữ được thăng bằng.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới chóng mặt, như:
1.Chóng mặt lành tính do tư thế
Xảy ra khi các hạt canxi nhỏ co lại trong các kênh tai trong, ngoài ra còn có thể xảy ra do liên qua tới tuổi tác hoặc không rõ lý do.
2. Viêm mê đạo tai/ Viêm dây thần kinh tiền đình
Vấn đề này xuất hiện ở tai trong, đồng thời thường liên quan đến nhiễm trùng.
3. Bệnh Meniere ( rối loạn thính lực)
Một rối loạn xảy ra ở tai trong, có thể là do sự thay đổi áp lực và tích tụ chất lỏng trong tai. Bệnh có thể kèm theo tiếng ù tai, giảm thính lực.
4. Những nguyên nhân khác
- Do chấn thương ở cổ hoặc đầu
- Các vấn đề về não: u, đột quỵ
- Một số loại thuốc gây tổn thương tai
- Căn bệnh đau nửa đầu
Những triệu chứng thường gặp ở người bị chóng mặt
Các triệu chứng chóng mặt có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, hay thậm chí lâu hơn. Nó đến và đi bất chợt.
Mất thăng bằng, quay cuồng, nghiêng ngả là những cụm từ thường xuyên được nhắc đến khi bạn bị chóng mặt. Bên cạnh triệu chứng chóng mặt còn kèm theo một số triệu chứng khác:
- Đổ mồ hôi
- Đau đầu
- Giật nhãn cầu hoặc chuyển động mắt bất thường
- Ói mửa
- Cảm thấy mệt mỏi buồn nôn
- Ù tai, nghe kém
Phương pháp điều trị chóng mặt tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh, có những trường hợp không cần điều trị mà tự biến mất. Nhưng nếu điều trị thường áp dụng một số biện pháp, như: phục hồi chức năng tiền đình, thủ thuật tái định vị Canalith, dược phẩm, phẫu thuật.
4 nhóm thực phẩm kiêng kị khi bạn bị chóng mặt liên tục
1. Thực phẩm mặn/ chứa nhiều natri
Natri – chất cần thiết cho cơ thể, nếu chế độ ăn của bạn thừa natri tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận hoặc tim. Bị chóng mặt thường xuyên lượng natri dư thừa, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tình trạng này.
Cắt giảm lượng natri bằng cách:
- Muối có hàm lượng natri thấp
- Thực phẩm giàu natri: súp, rau quả
- Thảo mộc tự nhiên
- Hạn chế: bánh quy chiên giòn, đồ đông lạnh,…
2. Thực phẩm chứa nhiều đường
Mặc dù chúng tăng thêm hương vị nhưng lại vô cùng nghèo nàn chất dinh dưỡng, vì thế mỗi ngày bạn chỉ nên dung nạp từ 6 – 8 muỗng cà phê đường. Thêm vào đó, cần phải:
- Hạn chế ăn: bánh ngọt, kẹo, bánh nướng,..
- Nên chọn thực phẩm: sữa ít chất béo, ngũ cốc nguyên hạt
3. Đau nửa đầu gây chóng mặt
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland cần phải hạn chế ăn một số thực phẩm gồm có:
- Các loại hạt bơ chuối hành
- Các sản phẩm sữa
- Thịt, cá hun khói
- Thực phẩm lên men, muối như: dưa chua, ô liu, rượu, cà phê
4. Rượu và caffeine
Những chất kích thích khiến tình trạng trầm trọng hơn, kèm theo ù tai với chóng mặt. Cho nên bạn cần phải:
- Tránh trà thảo dược đen, cà phê, sô cô la hay đồ uống năng lượng chứa caffeine
- Tránh tất cả những loại đồ uống có cồn: rượu và bia
Sau khi xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng chóng mặt thì có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Thêm vào đó, việc cân bằng giữa công việc và giải trí để không biết stress giảm khả năng làm tái phát bệnh cũng cực kì quan trọng. Vì thế, đừng chủ quan trước bất kì dấu hiệu nào của cơ thể.