Bệnh viêm gan siêu vi bao gồm 5 loại là viêm gan A (HAV), viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), viêm gan D (HDV) và viêm gan E (HEV). Mỗi loại do một loại virus viêm gan khác nhau gây ra. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức liên quan về các bệnh viêm gan siêu vi như cách lây nhiễm của các loại virus, các bệnh do các loại virus này gây ra và cách điều trị bệnh.
1. Viêm gan A
Bệnh viêm gan siêu vi A là tình trạng bệnh xảy ra do ăn phải thức ăn và nước uống bị nhiễm virus có tên là HAV. Ngoài ra, bệnh cũng có thể đến từ nguyên nhân do tiếp xúc hậu môn-miệng trong khi quan hệ tình dục. Bệnh viêm gan A có thể gây sưng và viêm gan nhưng nó không dẫn đến bệnh mãn tính hoặc lâu dài.
Hầu như tất cả những người bị viêm gan A đều hồi phục hoàn toàn. Có một loại thuốc chủng ngừa viêm gan A có thể được tiêm cho trẻ em hoặc người lớn có nguy cơ mắc bệnh. Thực hiện vệ sinh và rửa tay tốt cũng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan A.
2. Bệnh viêm gan siêu vi B
Bệnh viêm gan B do virus HBV gây ra. Nó lây lan khi tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các chất dịch khác từ cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, nó cũng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) .
Một số nguyên nhân lây nhiễm viêm gan B thường gặp bao gồm:
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh (không dùng bao cao su)
- Dùng chung kim tiêm với người bệnh (bao gồm kim tiêm dùng trong y tế hoặc kim tiêm chích ma tuý)
- Xăm hình hoặc xỏ khuyên trên cơ thể bằng kim và dụng cụ không được vô trùng
- Bị kim tiêm có dính máu chích phải (nhân viên y tế có thể bị nhiễm viêm gan B theo cách này)
- Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị bệnh viêm gan siêu vi
- Một phụ nữ bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh viêm gan B cho con mình khi sinh hoặc truyền qua sữa mẹ (khi đầu ti của mẹ bị nứt và tổn thương)
- Bệnh viêm gan siêu vi B được truyền qua vết cắn của người khác.
Bệnh viêm gan siêu vi B làm gan sưng lên. Ngoài ra, nó cũng có thể là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây tổn thương gan và có thể dẫn đến ung thư gan. Một số người không thể loại bỏ virus viêm gan B khỏi cơ thể gây nên tình trạng nhiễm trùng mãn tính hoặc sống chung với bệnh suốt đời.
Tất cả mọi người, từ trẻ sơ sinh đến người lớn, từ phụ nữ đến đàn ông, đều được khuyến khích tiêm ngừa viêm gan B để bảo vệ sức khoẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.
3. Viêm gan siêu vi C
Viêm gan C do virus HCV gây ra. Nó lây lan theo cách tương tự như viêm gan B, qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh.
Giống như viêm gan B, viêm gan C gây sưng gan và có thể gây tổn thương gan dẫn đến ung thư. Hầu hết những người bị viêm gan C đều phát triển thành nhiễm trùng mãn tính. Điều này có thể dẫn đến sẹo ở gan, được gọi là xơ gan.
Viêm gan C không có chủng ngừa. Do đó, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chung để tránh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể (như với HIV).
4. Viêm gan siêu vi D
Viêm gan siêu vi D do virus HDV gây ra. Bạn chỉ có thể bị nhiễm viêm gan D nếu bạn đã bị nhiễm viêm gan B. Cụ thể, HDV sử dụng kháng nguyên vỏ của HBV (HBsAg) để xâm nhập và thoát khỏi tế bào gan.
Bệnh lây lan qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, kim tiêm bẩn có dính HDV và quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) với người bị nhiễm HDV.
Bệnh viêm gan siêu vi D gây nên tình trạng sưng gan. Phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng cách tiêm phòng và tránh tiếp xúc với máu, chất lỏng từ cơ thể người bệnh là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh viêm gan D.
5. Viêm gan E
Viêm gan E do vi rút HEV gây ra. Bạn bị nhiễm viêm gan E do uống nước bị nhiễm virus này.
Bệnh viêm gan E gây sưng gan nhưng không gây tổn thương lâu dài. Nó cũng có thể lây lan qua việc tiếp xúc miệng-hậu môn. Ngoài ra, không có thuốc chủng ngừa cho loại virus này. Việc cần làm là vệ sinh kỹ lưỡng và ăn chín uống sôi.
Xem thêm: