Bệnh viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở khu vực vùng kín của phụ nữ. Một số tình trạng bệnh nếu không được điều trị sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chức năng mang thai và sinh sản. Đừng vì tên gọi của những căn bệnh này mà xem chúng là “phụ”, thực chất việc phòng ngừa và điều trị bệnh là rất quan trọng.
1. Bệnh viêm âm đạo
Đây là bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường xuất hiện ở nữ giới. Cụ thể, bệnh gây ra hiện tượng nhiễm trùng ở khu vực âm đạo và có thể gây ngứa, đau rát, chảy máu, thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ
Để điều trị bệnh, một số cách có thể được áp dụng như chườm đá hoặc tắm nhẹ nhàng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh đúng cách cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như lau nhẹ từ trước ra sau có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và làm giảm các triệu chứng của viêm âm đạo.
Nếu tình trạng nhiễm trùng chưa được điều trị hoàn toàn, người bệnh sẽ có khả năng truyền bệnh cho bạn đời hoặc sau đó có thể bị nhiễm lại.
2. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nấm candida
Nhiễm nấm candida là tình trạng nhiễm âm đạo do sự phát triển quá mức của nấm candida albicans gây ra. Điều này gây ra tình trạng kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát ở khu vực âm đạo.
Một số cách điều trị bệnh nấm candida bao gồm:
- Uống thuốc diệt nấm (người nam nếu có dấu hiệu bệnh cũng cần điều trị nấm candida dứt điểm vì có khả năng tái phát sau này)
- Ngoài ra, người nữ có thể dùng thuốc đặt âm đạo để diệt nấm candida
- Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý hạn chế uống rượu bia và phát sinh quan hệ tình dục
Ngoài ra, một số thói quen cần được thay đổi như
- Không nên mặc quần lót quá chật
- Nên để “cô bé” được thông thoáng
- Tránh để “cô bé” ẩm ướt bằng cách thay quần lót thường xuyên
- Vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé”, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt
- Tránh dùng những sản phẩm gây kích ứng như xà phòng, sữa tắm, nước hoa vùng kín,…
- Quan hệ tình dục an toàn
- Đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở mức cho phép
3. Bệnh Chlamydia
Bệnh chlamydia ở âm đạo là một loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa do vi trùng Chlamydia gây ra.
Nguyên tắc điều trị bệnh nhiễm chlamydia là điều trị đúng phác đồ qui định. Cụ thể, người bệnh cần uống Azithromycin 1g (liều duy nhất) hoặc Doxycyclin 100mg (uống 2 lần một ngày và uống trong vòng 7 ngày). Tuy nhiên, việc điều trị đối với phụ nữ có thai thì hơi khác một chút. Cụ thể, phụ nữ có thai nên dùng Erythromycin base 500mg (uống 4 lần một ngày và uống trong vòng 7 ngày) hoặc uống Amoxilin 500mg (uống 3 lần một ngày và uống trong vòng 7 ngày).
4. Viêm cổ tử cung
Đây là viêm nhiễm ở cổ tử cung, bộ phận nối âm đạo với tử cung. Trong một số trường hợp, viêm cổ tử cung có thể lan đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, gây ra tình trạng đau đớn được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID), thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản sau này.
Bệnh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, do bị viêm âm đạo, vệ sinh cá nhân kém, nạo phá thai,…
Sau đây là một số cách điều trị bệnh, bao gồm:
- Sử dụng thuốc
- Liệu pháp laser (là phương pháp sử dụng tia laser cường độ cao để đốt cháy và tiêu diệt các mô bất thường)
- Đốt điện (là phương pháp đốt cháy các tế bào bị viêm nhiễm bên trong cổ tử cung)
Phẫu thuật lạnh (là phương pháp sử dụng nhiệt độ lạnh để phá huỷ các tế bào bất thường)
5. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ (bao gồm viêm nhiễm ở vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng).
Bệnh viêm phần phụ biểu hiện ở 2 dạng là Viêm phần phụ mãn tính và Viêm phần phụ cấp tính, có 2 cách điều trị bệnh Viêm phần phụ là điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa, cụ thể:
- Điều trị nội khoa (Dùng thuốc): Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng cho những đối tượng bị Viêm phần phụ cấp tính. Việc cần làm là kiên trì uống theo đơn thuốc được bác sĩ chỉ định.
- Điều trị ngoại khoa: Đây là phương pháp điều trị được áp dụng cho những đối tượng bị viêm phần phụ mãn tính. Trong trường hợp các bệnh nhân không thể điều trị nội khoa được thì họ có thể được áp dụng điều trị bằng một số phương pháp ngoại khoa như: đốt điện, đốt laser,…
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Có nên tự điều trị bệnh Viêm nhiễm phụ khoa?
Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy e ngại việc đi khám bệnh phụ khoa. Điều này bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như một số bác sĩ có thể hỏi chi tiết về việc quan hệ tình dục (bao gồm số lượng bạn tình, có sử dụng biện pháp tránh thai hay không, bắt đầu quan hệ khi nào). Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng một số biện pháp khác để thăm khám và xem xét kỹ lưỡng hơn khu vực vùng kín để chẩn đoán bệnh.
Tuy nhiên, đây là những bước cần thiết và quan trọng để có thể xác định và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa của chị em. Việc cần làm là đến khám các cơ sở y tế uy tín và thực hiện việc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để bệnh mau chóng hồi phục tốt hơn.
6.2 Bệnh viêm nhiễm phụ khoa chỉ xuất hiện ở những người đã quan hệ tình dục phải không?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi quan hệ tình dục thì mới mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thực chất không phải là như vậy. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như có một lối sống không lành mạnh, giặt chung quần áo với người bị nhiễm bệnh hoặc dung nạp những thực phẩm không tốt, cũng như việc vệ sinh cho “cô bé” không đúng cách cũng có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
6.3 Sử dụng nước rửa vệ sinh phụ nữ để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa được không?
Để tình trạng viêm nhiễm không trở nên trầm trọng hơn, việc cần làm là giữ cho vùng kín có độ Ph phù hợp. Có thể sử dụng sản phẩm nước rửa phụ khoa phù hợp với độ Ph của vùng kín. Một số sản phẩm được khuyên dùng bao gồm:
1. Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena
- Nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia thuộc Tập đoàn ABENA ĐAN MẠCH (Từ 1953). Đây là sản phẩm hoàn hảo thích hợp sử dụng cho người bị Hội chứng đau âm hộ mãn tính.
- Sản phẩm có công thức thành phần đặc biệt, với độ pH 3 – 4 tương thích với độ pH tự nhiên của vùng kín, giúp làm sạch và cân bằng độ axit cho vùng da nhạy cảm, đặc biệt khử mùi hiệu quả trong ngày kinh nguyệt và sản dịch sau sinh. Intimate Care hoàn toàn không màu, không mùi, không Paraben được khuyên dùng mỗi ngày an toàn, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
2. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Saforelle của Pháp:
- Saforelle là một sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ Pháp. Sản phẩm có những thành phần dịu nhẹ, phù hợp với mọi làn da vùng kín của chị em phụ nữ, ngay cả những chị em có làn da nhạy cảm và kích ứng.
3. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương có chứa các thành phần từ thảo dược, phù hợp với phụ nữ Á Đông.
- Sản phẩm có tác dụng làm sạch và bảo vệ vùng kín, giữ cho làn da vùng kín mềm mịn, ngăn ngừa mùi hôi cũng như viêm nhiễm.
Xem thêm: