Bệnh ghẻ là gì? là một câu hỏi phổ biến của mọi người. Sau đây Medplus sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ về căn bệnh đáng sợ ấy!
1.Bệnh ghẻ là gì ?
Bệnh ghẻ ( scabere hay còn được gọi là ghẻ Na Uy) là bệnh truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng bắt buộc là cái ghẻ (Sarcoptes scabiei, giống Hominis) xâm nhập ở lớp thượng bì gây ra. Chúng thường đào hang rãnh trên da làm ngứa ngáy khó chịu và nhiễm trùng
Sarcoptes scabiei được tìm thấy từ thế kỷ thứ 16, nhưng mãi đến đầu thế kỷ 18 mới xác định được nó là nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở người .
Bệnh ghẻ ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó trẻ em và phụ nữ dễ bị nhiễm hơn. Bệnh có xu hướng lưu hành nhiều ở vùng thành thị, đặc biệt là các nơi đông đúc dân cư, điều kiện vệ sinh kém, bệnh vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.
Tỷ lệ mắc bệnh ghẻ đã tăng lên trong hai thập kỷ qua. Ở các nước phát triển, bệnh ghẻ vẫn là một trong những bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, chi phí điều trị cao. Sự lan truyền ký sinh trùng chủ yếu do tiếp xúc gần gũi với người mang mầm bệnh hoặc qua trung gian là các vật dụng dính trứng ghẻ, cái ghẻ.
2.Nguyên nhân bị bệnh ghẻ là gì ?
Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis). Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp.
Cái ghẻ có bốn đôi chân, kích thước khoảng 0.3 mm, rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng không thể bay hay nhảy, chu kỳ sống khoảng 30 ngày ở trong và trên thượng bì.
Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về đêm, đẻ trứng ban ngày, mỗi ngày đẻ 1 – 5 trứng, trứng sau 72 – 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5 – 6 lần lột xác (trong vòng 20 – 25 ngày) trở thành con ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.
Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, với điều kiện thuận lợi: 1 ghẻ cái sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con. Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất (dấu hiệu ngứa vào ban đêm), dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…
3.Triệu chứng bị bệnh ghẻ là gì ?
Dấu hiệu bệnh ghẻ ở người thường thấy nhất khi bị ghẻ là: ngứa, nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn….và có thể có sốt trong một số trường hợp.
Người tiếp xúc lần đầu tiên với ký sinh trùng ghẻ, trong vòng 2 tuần đầu hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa, có thể do ghẻ mới xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.
- Sau khi ngứa, xuất hiện các tổn thương đặc hiệu là luống ghẻ và mụn nước hay còn gọi là mụn trai và đường hang.
- Mụn nước trong bệnh ghẻ thường nhỏ bằng hạt tấm, nhìn giống như hạt ngọc (nếu chưa bị bội nhiễm), không bao giờ mọc thành chùm, mọc rải rác đặc biệt là các vùng da non.
- Luống ghẻ xuất hiện do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước đường kính khoảng 1-2mm và đó cũng chính là nơi cư trú của cái ghẻ.
- Vị trí tổn thương thường là: lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân và ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt, ở nam giới hầu như đều có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật, phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân.
- Ghẻ gây ngứa dữ dội do đó bệnh nhân gãi rất mạnh gây nên các tổn thương, bao gồm: vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt..,sẹo thâm màu, bạc màu, tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh “khảm xà cừ”, “hình hoa gấm”.
4.Chẩn đoán bệnh ghẻ
Để có thể phát hiện được bệnh nhân có đang phải bệnh ghẻ hay không, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp sau đây để chẩn đoán ra được bệnh ghẻ:
- Đánh giá lâm sàng. Nếu nghi ngờ bị ghẻ bạn nên nhanh chóng đi khám bệnh để được chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh này bằng cách thăm khám tình trạng phát ban và ổ mạt ngứa.
- Xét nghiệm bôi mực. Bác sĩ có thể dùng xét nghiệm bôi mực để phát hiện ổ mạt ngứa. Họ bôi mực lên vùng da ngứa và sau đó lau qua vết mực bằng gạc tẩm cồn. Nếu có ổ mạt ngứa nó sẽ giữ lại một ít mực và hiện ra dưới dạng đường ngoằn ngoèo tối màu
- Loại trừ các bệnh khác về da. Có vô số các bệnh khác về da có thể khiến bạn nhầm lẫn với ghẻ. Ổ mạt ngứa là đặc điểm chính để phân biệt bệnh ghẻ, vì không một bệnh nào khác giống ghẻ có ổ mạt ngứa. Bác sĩ sẽ giúp loại trừ các khả năng khác để có thể chắc chắn trường hợp của bạn là ghẻ.
5. Điều trị bệnh ghẻ
Để điều trị bệnh ghẻ, bạn cần phải dùng thuốc để loại bỏ rệp. Bác sĩ thường chỉ định một số loại kem dưỡng hay thuốc mỡ bôi để trị rệp. Bạn cần bôi toàn cơ thể từ cổ trở xuống và giữ trong vòng ít nhất 8 tiếng để trị ghẻ ngứa.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình và người thân cận khác, mặc dù họ không có dấu hiệu bị bệnh, để ngăn chặn rệp lây lan.
Bạn có thể được chỉ định các loại kem trị ghẻ sau:
- Kem permethrin 5%
- Benzyl benzoat lotion 25%
- Thuốc mỡ lưu huỳnh 10%;
- Kem crotamiton 10%
- Lindan lotion 1%
Ngoài ra, trong cách trị bệnh ghẻ ngứa, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn dùng ivermectin (thuốc uống dành cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch) cũng có thể được kê toa cho người bị đóng vảy ghẻ hoặc không đáp ứng với các loại kem dùng ngoài.
Như vậy Medplus đã cung cấp cho bạn đọc thông tin cần biết về Bệnh ghẻ là gì, hy vọng sẽ hỗ trợ cho bạn đọc được để chủ động phòng chống và chữa trị
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu với bạn đọc nhiều căn bệnh khác: