Đôi khi, bố mẹ muốn chơi cùng con nhưng lại không có cách tiếp cận hợp lý, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Vậy bố mẹ hãy thảm khảo một số lưu ý khi chơi cùng trẻ từ 0-3 tuổi hiệu quả nhé!
1. Để trẻ chỉ huy
Bố mẹ có thể đưa cho trẻ một đồ vật hay đồ chơi, nhưng hãy cứ để trẻ quyết định xem nên làm gì với chúng. Kể trẻ làm hoặc chơi chưa “đúng” cách, mà tự sáng tạo ra cách mới, thì bố mẹ cũng cứ để trẻ được thoải mái chơi.
2. Đừng vội vàng
Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách chơi một thứ gì đó, nhưng không nên luôn luôn làm như vậy. Bố mẹ chỉ cần bắt đầu, ví dụ, xếp một khối đồ chơi lên trên một khối khác, rồi khuyến khích trẻ thử làm tiếp. Bố mẹ cần kiên nhẫn với trẻ, giải thích từ từ, nhưng cũng chỉ hướng dẫn vừa phải để trẻ cố gắng học các kỹ năng mới.
3. Đọc tín hiệu của trẻ
Do chưa biết nói, trẻ nhỏ thường biểu hiện cảm xúc thông qua cử chỉ và nét mặt. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý những tín hiệu đó để biết thời điểm nên hỗ trợ hoặc bảo trẻ chơi trò khác cho đỡ chán. Điều này sẽ giúp bố mẹ hạn chế được những cơn bực bội của trẻ và cũng biết được rằng trẻ thích trò chơi gì.
4. Kiểm tra khu vui chơi
Để tránh trẻ bực bội hay gặp/gây ra sự cố, bố mẹ cần kiểm tra cẩn thận chỗ chơi cho trẻ. Chỗ chơi có an toàn cho trẻ không? Có quá ồn ào, gây mất tập trung không? Hay có phù hợp với cho các hoạt động mà bố mẹ đưa ra không?…
5. Chơi nhiều lần
Với trẻ nhỏ, việc chơi đi chơi lại là rất cần thiết để trẻ rèn luyện các kỹ năng. Trẻ sẽ vô cùng vui và tự hào khi có thể tự làm được điều mình muốn nhờ vào quá trình luyện tập bền bỉ, từ đó, lại sẵn sàng chấp nhận những thử thách khác trong tương lai. Vậy nên, bố mẹ đừng ngăn cản hoặc tỏ ra không hài lòng khi trẻ muốn chơi nhiều lần một món đồ chơi hay một trò gì đó nhé!
6. Thay đổi trò chơi phù hợp với nhu cầu của trẻ
Trẻ khuyết tật vẫn có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ các hoạt động vui chơi, nếu chúng phù hợp với trẻ. Dưới đây là một số yếu tố bố mẹ nên cân nhắc:
- Xem xét môi trường chơi: Bố mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hoặc âm thanh, hoặc do quá đông người ở khu vực chơi không. Nếu trẻ căng thẳng, bố mẹ nên chuyển địa điểm vui chơi đến nơi yên tĩnh và ít tác nhân kích thích hơn.
- Cách trẻ phản ứng với điều mới: Một số trẻ có khuyết tật sẽ dễ bị kích động khi vui chơi. Với trường hợp này, bố mẹ nên để trẻ làm quen từ từ với từng món đồ chơi và thường xuyên để ý đến phản ứng của trẻ.
- Các trẻ phản ứng với mùi, hương vị và chất liệu lạ: Bố mẹ cần để ý các tín hiệu của trẻ để có sự điều chỉnh phù hợp.
- Cho bạn bè chơi cùng trẻ: Kể cả với trẻ có khuyết tật, bố mẹ vẫn nên sắp xếp để trẻ chơi cùng các bạn, hoặc đưa trẻ đến chơi ở các khu vui chơi. Đây là một cách giúp trẻ học được nhiều kỹ năng xã hội như chia sẻ hay giải quyết xung đột, giúp trẻ dễ hòa nhập khi đi học sau này.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily