6 tác hại của smartphone đối với trẻ em mà cha mẹ ít ngờ tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Điện thoạt smartphone ngày càng trở nên quen thuộc với mọi người nên ngày nay việc trẻ em tiếp xúc sớm với điện thoại di động, máy tính bảng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu cho trẻ chơi điện thoại quá nhiều hoặc lạm dụng điện thoại để dỗ dành trẻ ngoan ngoãn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ. Để giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những tác hại khi cho trẻ chơi điện thoại, máy tính bảng quá nhiều dưới đây, mời mọi người cùng theo dõi nhé.
1. Sử dụng smartphone làm trẻ bị cận thị
Khi sử dụng máy điện thoại nhiều, mắt bé sẽ thường xuyên phải tập trung vào màn hình, điều này làm mắt bé dễ bị mỏi, nhức, khô mắt, thậm chí là gây các triệu chứng đau đầu. Để giảm thời gian bé nhìn vào màn hình điện thoại và các thiết bị điện tử khác, các bậc phụ huynh nên đưa ra thời gian biểu cụ thể cho bé và dạy con khoảng cách thích hợp để mắt tiếp xúc với màn hình điện thoại. Thêm nữa, cha mẹ có thể điều chỉnh độ sáng của màn hình để giảm nguy cơ cận thị ở bé.
2. Giảm trí thông minh của trẻ
Các chuyên gia cho biết việc nhìn vào màn hình điện thoại ở mức quá cho phép có thể khiến não trẻ teo lại, giảm độ dày của vỏ não, suy giảm chức năng tư duy và nhận thức. Điều này có thể giải thích nhiều trẻ say mê với điện thoại thông minh thường khiến kết quả học tập ở trường bị giảm sút.
3. Khiến trẻ khó ngủ
Bất cứ một thiết bị điện tử có màn hình phát ra ánh sáng màu xanh giống ánh sáng ban ngày đều gây lẫn lộn đồng hồ sinh học của cơ thể bạn. Thật vậy, giấc ngủ của cả người lớn và trẻ em đều được điều chỉnh nhờ đồng hồ sinh học trong cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, khi mắt họ tiếp xúc với thứ ánh sáng màu xanh này quá muộn và buổi tối, não của chúng ta sẽ nhận được tín hiệu cho rằng đây là ban ngày nên tiết ra một loại hooc môn nhằm ức chế giấc ngủ tự nhiên.
Một nghiên cứu gần đây cho biết cho trẻ sơ sinh xem tivi thường xuyên sẽ gây rồi loại chu kỳ giấc ngủ của bé. Vì thế, nếu bạn muốn con mình duy trì giấc ngủ đều đặn thì hãy tắt điện thoại và các thiết bị điện tử trước 1 đến 3 giờ trước khi bé đi ngủ nhé!
4. Giảm khả năng tập trung của trẻ
Theo tờ NewYork Times đưa tin rằng: Trước năm 1990, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tăng động giảm chú ý ở Mỹ chỉ chiếm tỉ lệ dưới 5% nhưng chỉ sau hai thập niên con số này đã tăng lên tới 11 %. Sự gia tăng nhanh chóng căn bệnh này ở trẻ em một phần là do sự thay đổi về lối sống khi mà trẻ em ngày nay có xu hướng sử dụng Internet và các thiết bị di động nhiều hơn. Để tránh nguy cơ của căn bệnh này, cha mẹ nên đưa ra những phương pháp nhằm hạn chế con mình sử dụng điện thoại và Internet.
5. Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em
Khi chơi smartphone, trẻ nhất thiết phải ngồi chăm chú trước màn hình của chiếc điện thoại. Nhưng thực tế, với trẻ em chúng luôn tràn đầy năng lượng thôi thúc chạy nhảy, leo trèo, nhảy múa và chơi đùa vì việc này kích thích tim đập mạnh, xương chắc khỏe và não bộ phát triển.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Mỹ có biết rằng trẻ em và thanh thiếu niên cần tối thiểu một giờ hoạt động thể chât hàng ngày. Chính vì vậy, việc để trẻ ở trong nhà dán mắt vào chiếc smartphone sẽ hạn chế việc bé ra ngoài, vui chơi và hoạt động thể chất thông thường. Điều này, khiến trẻ dễ mắc nguy cơ béo phì và những bệnh về tim mạch.
6. Trẻ dễ mắc bệnh lo lắng và trầm cảm
Một nghiên cứu khoa học của Hiệp hội Tâm Lý ở Anh chỉ ra rằng các thanh thiếu niên thường xuyên online trên mạng có xu hướng mắc bệnh lo lắng và trầm cảm. Bởi thay vì ra ngoài gặp gỡ giao lưu với bạn bè, những đứa trẻ tự giam mình trong phòng và gần như không có bất cứ trải nghiệm nào với thế giới bên ngoài. Điều này, lâu ngày sẽ khiến trẻ ngại giao tiếp, tự ti và thường xuyên sợ hãi, lo lắng.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily