Phòng ngừa biến chứng thai kỳ như thế nào?
Tất cả phụ nữ mang thai nên được chăm sóc trước khi sinh sớm và liên tục. Thăm khám sớm cho phép nhận biết sớm và điều trị kịp thời các biến chứng và các bệnh lý liên quan đến thai kỳ khác. Như đối với bất kỳ dạng bệnh lý nào khác, một số yếu tố gây các biến chứng trong thai kỳ có thể điều khiển, hoặc có thể điều trị được, có nghĩa là bạn có thể có hành động để giảm thiểu các rủi ro đó. Các yếu tố khác có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn có thể phòng tránh biến chứng thai kỳ và các nguy cơ gặp phải bằng cách:
1. Rửa sạch tay với xà phòng
Các mẹ bầu cần rửa sạch tay với xà phòng khi:
- Đi vệ sinh
- Cầm thịt sống, trứng sống, rau, củ, quả chưa rửa
- Trước khi ăn
- Sau khi làm vườn, chạm vào đất bẩn hoặc đồ vật bẩn
- Chơi với vật nuôi
- Ở gần người bị ốm
- Chơi với trẻ nhỏ
- Thay tã, bỉm cho trẻ nhỏ
Nếu bạn không có nước và xà phòng, hãy sử dụng gel rửa tay dạng khô không có cồn.
2. Không dùng chung thìa, dĩa, cốc và thức ăn với trẻ nhỏ
Như đã nói ở trên, bạn cần rửa tay thường xuyên khi chơi cùng trẻ nhỏ. Nước bọt, nước dãi và nước tiểu của chúng có thể chứa vi-rút gây bệnh cho bạn và cả em bé trong bụng nữa.
3. Ăn đồ chín và sạch
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tốt nhất các bà bầu không nên dùng đồ tái, nấu chưa chín và rau, củ, quả chưa rửa sạch. Đặc biệt, các loại thịt chưa nấu chín và thức ăn chế biến sẵn như thịt muối, xúc xích có thể chứa rất nhiều các loại vi khuẩn có hại cho tiêu hóa của mẹ.
4. Không dùng sữa và thực phẩm chưa tiệt trùng
Tương tự như các loại thực phẩm sống và chưa được nấu chín, thực phẩm chưa được tiệt trùng cũng chứa rất nhiều vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
5. Tuyệt đối không được ở gần mèo
Dù bạn có thích mèo hay không, trong thời kỳ mang thai bạn nên tránh tiếp xúc với con vật này, đặc biệt là phân mèo bởi chúng có chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây dị tật cho bào thai. Hãy chắc chắn rằng trong thời kỳ bạn mang thai, không khí trong nhà bạn luôn trong lành, không có nước tiểu, phân mèo và lông mèo.
6. Tránh xa các loại động vật chưa được tiêm phòng
Các loài động vật hoang dã hoặc động vật chưa được tiêm phòng luôn tiềm ẩn các nguồn lây bệnh dại, bệnh dịch truyền nhiễm từ bên ngoài vào. Vậy nên, bạn không nên giữ chúng trong nhà, nhất là khi bạn đang mang thai.
7. Tiêm vắc-xin
Tiêm vắc-xin là một trong những việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hãy đến cơ sở y tế và các bác sĩ sẽ cho bạn biết cần phải tiêm những mũi vắc-xin nào vào đúng thời điểm.
8. Tránh tiếp xúc với người có bệnh dịch lây nhiễm
Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai rất yếu, do đó họ rất dễ bị lây nhiễm các biến chứng về bệnh dịch từ bên ngoài. Khi ra ngoài, phụ nữ mang thai cần đeo khẩu trang và thận trọng khi tiếp xúc với những người có những biểu hiện của các bệnh dịch có thể lây nhiễm như đau mắt đỏ hay các loại cúm.
9. Kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục
Cũng giống như việc tiêm phòng vắc-xin, bạn cần thực hiện cả việc kiểm tra bệnh lây lan qua đường tình dục trong thời kỳ mang thai để có biện pháp xử lý kịp thời. Các bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến bao gồm HIV và vi-rút Hepatitis B.
10. Hỏi bác sĩ về loại khuẩn liên cầu nhóm B
Trung bình cứ 4 phụ nữ thì có 1 người mang loại vi khuẩn này trong người nhưng họ không hề hay biết. Đó là lý do bạn cần đến gặp bác sĩ, hỏi về biện pháp đảm bảo sức khỏe trong 9 thai kỳ không có vi khuẩn này trong người.
Trên đây là những cách phòng tránh biến chứng thai kỳ khi mang thai. Giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức mang thai hữu ích, nhanh chóng phát hiện, tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân trong suốt quá trình mang thai của mình.
Nguồn: Tổng hợp
xem thêm bài viết: Top 5 biến chứng thai kỳ thường dễ mắc nhất
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!