Dấu hiệu ung thư phổi là những biểu hiện giúp bạn nhận biết một người có đang bị ung thư phổi hay không. Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể khác nhau phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, việc hút thuốc hoặc môi trường làm việc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin liên quan đến những dấu hiệu này để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn bệnh sớm hơn.
Một số dấu hiệu ung thư phổi thường gặp bao gồm:
- Ho dai dẳng
- Cảm giác khó thở khi tham gia hoạt động
- Ho ra máu
- Đau vai, cánh tay, ngực hoặc lưng
- Sụt cân không rõ nguyên do
1. 7 dấu hiệu ung thư phổi thường gặp
1.1. Ho dai dẳng
Ho dai dẳng là dấu hiệu ung thư phổi phổ biến nhất. Cơn ho có thể khô hoặc ướt, thường xuyên hoặc không thường xuyên và nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày.
1.2. Khó thở kèm theo hoạt động
Một dấu hiệu phổ biến khác của ung thư phổi là khó thở chỉ xuất hiện khi hoạt động. Dấu hiệu này thường bị phớt lờ đi và thay thế cho những lý do khác như tuổi già, thừa cân,…
1.3. Ho ra máu
Ho ra máu là một triệu chứng phổ biến khác của ung thư phổi. Ho ra máu là một triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng nhanh chóng. Ho ra ngay cả 2 muỗng cà phê đờm có máu được coi là một trường hợp cấp cứu y tế.
1.4. Đau vai và cánh tay
Đau vai có thể là một triệu chứng của ung thư phổi và đôi khi là triệu chứng đầu tiên. Khối u xuất hiện ở phần trên của phổi được gọi là khối u Pancoast có thể gây đau ở vai và cơn đau có thể lan xuống cánh tay về phía ngón út.
1.5. Tức ngực
Đau ngực là cơn đau xảy ra khi hít thở sâu và nó có thể xảy ra với bệnh ung thư phổi. Trong khi bản thân phổi không có các sợi đau, niêm mạc phổi (màng phổi) cũng như các cấu trúc xung quanh phổi có các đầu dây thần kinh, và cơn đau có thể cảm thấy như thể nó đang phát ra từ phổi.
1.6. Đau lưng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng, và ung thư phổi là một trong những nguyên nhân đó. Đau lưng là một trong những triệu chứng đầu tiên của ung thư phổi và thường là một trong những triệu chứng đầu tiên. Điều này có thể xảy ra do áp lực từ khối u, kích thích rễ thần kinh, lan đến xương ở cột sống hoặc di căn tuyến thượng thận – sự lây lan của ung thư đến các cơ quan nhỏ nằm trên thận.
Đau lưng liên quan đến ung thư phổi thường xảy ra khu vực nửa lưng trên. Cơn đau xuất hiện khi nghỉ ngơi cũng như khi hoạt động. Ngoài ra, nó có xu hướng trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm và khi hít thở sâu.
1.7. Sụt cân không rõ nguyên do
Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên do có thể là một dấu hiệu ung thư phổi. Điều này xảy ra do ung thư phổi gây nên tình trạng chán ăn và gây nên những thay đổi trong quá trình trao đổi chất liên quan đến khối u.
2. Các triệu chứng hiếm gặp
Ngoài các triệu chứng nêu trên, có một số triệu chứng khác có thể liên quan đến ung thư phổi, bao gồm:
- Khàn tiếng
- Mệt mỏi
- Thở khò khè
- Hội chứng cận ung thư
- “Trực giác”
2.1. Khàn giọng
Khàn giọng là một dấu hiệu hiếm gặp của ung thư phổi. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu tình trạng khàn giọng xuất hiện kéo dài và không dứt.
2.2. Mệt mỏi
Một số người mô tả sự mệt mỏi này là “mệt mỏi toàn thân” hoặc thậm chí kiệt sức. Đó là loại mệt mỏi không dễ dàng được khắc phục bằng một đêm ngon giấc hoặc một tách cà phê ngon.
2.3. Thở khò khè
Thở khò khè liên quan đến ung thư phổi có xu hướng không được tổng quát hóa như đối với bệnh hen suyễn. Trên thực tế, mọi người thường có thể mô tả nơi bắt nguồn của tiếng thở khò khè trong phổi của họ (thở khò khè cục bộ).
2.4. Hội chứng cận ung thư
Một số bệnh ung thư phổi giải phóng các chất giống như hormone và gây ra một số triệu chứng nhất định. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng cận ung thư. Chúng xảy ra ở khoảng 10% đến 20% những người bị ung thư phổi và thường phát sinh trước khi xuất hiện các triệu chứng bệnh của ung thư phổi.
Hai trong số các hội chứng cận ung thư bao gồm việc tăng canxi máu, trong đó các khối u (thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy) tiết ra một chất làm tăng nồng độ canxi trong máu gây khát; yếu cơ; sự hoang mang; và hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (hay còn gọi là bệnh SIADH), trong đó các khối u tiết ra một chất làm giảm nồng độ Natri trong máu, gây đau đầu, suy nhược và mất trí nhớ.
Ngoài ra, hội chứng cận ung thư còn nhiều dấu hiệu khác nữa. Do đó, bạn nên đi thăm khám bác sĩ nếu cảm thấy có điều gì không ổn.
2.5. Trực giác
Điều này nghe có vẻ thiếu cơ sở khoa học nhưng đó lại là một trong những đánh giá mà các bệnh nhân ung thư phổi đã đưa ra. Cụ thể, nhiều người cho rằng trước khi họ phát hiện ra bệnh ung thư phổi, họ đã có một trực giác rằng có điều gì đó không ổn. Do đó, nếu cảm thấy cơ thể mình như đang mách bảo mình có vấn đề gì đấy, bạn có thể thăm khám bác sĩ. Nếu có bệnh thì bạn sẽ được điều trị sớm, nếu không, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi biết mình vẫn còn đang khỏe mạnh.
3. Các yếu tố khác
Nếu như ở bệnh tim, các dấu hiệu bệnh khác nhau giữa phụ nữ và nam giới thì bệnh ung thư phổi cũng thế. Ngoài ra, dấu hiệu ung thư phổi ở người hút thuốc và người không hút thuốc không phải lúc nào cũng giống nhau.
Cụ thể, các bệnh ung thư phổi liên quan nhiều đến hút thuốc, chẳng hạn như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào vảy có xu hướng phát triển gần các đường dẫn khí lớn trong phổi. Do đó, chúng thường gây ra các triệu chứng khá sớm như ho, ho ra máu hoặc nhiễm trùng phổi tái phát do tắc nghẽn đường thở.
Ung thư biểu mô tuyến phổi hiện là loại ung thư phổi phổ biến nhất nói chung và là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, thanh niên và những người không hút thuốc.
Những loại ung thư này thường xảy ra ở các vùng bên ngoài (ngoại vi) của phổi và có thể phát triển khá lớn trước khi gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Triệu chứng đầu tiên của ung thư biểu mô tuyến có thể là cảm giác khó thở mơ hồ khi khối u chiếm lấy mô phổi và các triệu chứng không đặc hiệu khác như mệt mỏi và chán ăn.
Do các triệu chứng thường không cụ thể và các bác sĩ có thể không rà soát được ung thư phổi trên màn hình radar của họ, những người bị ung thư phổi thuộc nhóm này có nhiều khả năng được chẩn đoán trong giai đoạn sau của bệnh.
4. Các biến chứng
Dấu hiệu ung thư phổi có thể đến từ một số biến chứng của ung thư phổi như:
4.1. Sưng mặt và cổ
Một biến chứng của ung thư phổi được gọi là hội chứng tĩnh mạch chủ trên (hội chứng SVC) có thể gây sưng mặt, cổ và cánh tay, cũng như giãn tĩnh mạch ở cổ và ngực. Các triệu chứng này có thể xảy ra khi các khối u trong phổi đè lên tĩnh mạch chủ trên (tĩnh mạch chủ trên là mạch máu lớn đưa máu về tim).
4.2. Di căn ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi thường được chẩn đoán sau khi nó đã di căn sang các vùng khác của cơ thể. Các khu vực phổ biến nhất mà ung thư phổi lây lan bao gồm não, xương, gan và tuyến thượng thận.
Một số triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Nhức đầu, suy nhược hoặc co giật (Di căn não )
- Đau lưng, suy nhược hoặc thay đổi kiểm soát đường tiết niệu và ruột (Di căn xương)
- Đau bụng trên, buồn nôn, vàng da và ngứa (Di căn gan)
4.3. Các cục máu đông
Cục máu đông thường gặp ở những người bị ung thư phổi. Mặc dù các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật và hóa trị được biết là làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông, những cục máu đông này có thể xuất hiện ngay cả trước khi ung thư phổi được chẩn đoán.
Đau và sưng ở chân và bắp chân là các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) . Đau ngực (thường đau nhói và đột ngột) xuất hiện cùng khó thở có thể xảy ra nếu cục máu đông bong ra và di chuyển đến phổi (thuyên tắc phổi).
5. Khi nào cần gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu ung thư phổi nào hoặc cảm thấy không ổn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy đến gặp ngay bác sĩ. Cho dù bạn có hút thuốc hay không, là nam hay nữ, là người trẻ hay người lớn tuổi thì việc đi khám ung thư phổi cũng đều cần thiết.
Ngay cả khi bạn không có triệu chứng, bạn cũng có thể đi tầm soát ung thư phổi. Việc tầm soát ung thư phổi được khuyên là áp dụng chụp cắt lớp vi tính (CT) cho những đối tượng sau đây:
- 50 đến 80 tuổi
- Có tiền sử hút thuốc 20 năm
- Hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua
- Tầm soát cũng có thể có lợi cho những người có các yếu tố nguy cơ khác của ung thư phổi , chẳng hạn như phơi nhiễm radon (nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi và nguyên nhân hàng đầu ở những người không bao giờ hút thuốc), phơi nhiễm nghề nghiệp và tiền sử gia đình mắc bệnh.
Lời kết
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu như bạn có bất kỳ triệu chứng nào của ung thư phổi. Hãy yêu bản thân mình hơn và chăm lo kỹ lưỡng cho sức khỏe của bạn nhé.
Xem thêm: