Cùng Medplus tìm hiểu thêm các thông tin về 7 vấn đề thường gặp sau sinh con là gì bạn đọc nhé!
1. Các bệnh thường gặp sau sinh con là gì?
Phụ nữ có thể gặp một loạt các vấn đề sau sinh con, mỗi người có những biểu hiện riêng và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau. Một số vấn đề thường gặp như:
- Nhiễm trùng sau sinh con (bao gồm nhiễm trùng tử cung, tiểu khung, bàng quang, thận)
- Chảy máu quá nhiều sau khi sinh
- Đau ở vùng đáy chậu (giữa âm đạo và trực tràng)
- Dịch âm đạo
- Rạn da
- Sưng vú, tắc tuyến sữa
- Bệnh trĩ và táo bón
- Rụng tóc
- Đi tiểu không tự chủ
- Trầm cảm sau sinh
- Khó khăn khi quan hệ tình dục
- Khó lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai
2. Nguyên nhân và điều trị sau sinh con
Xuất huyết sau sinh con
Mặc dù một số trường hợp chảy máu sau sinh con là bình thường, các trường hợp chảy máu nặng hoặc xuất huyết xảy ra chỉ chiếm khoảng 2% các ca sinh, thường là sau khi chuyển dạ trong một thời gian dài, sinh nhiều lần hoặc tử cung bị nhiễm trùng.
Xuất huyết sau sinh con là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong cho sản phụ sau khi sinh con, thường xảy ra do tử cung không co bóp bình thường sau khi nhau thai được đưa ra hoặc do mảnh nhau thai hoặc màng ối vẫn còn trong tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo.
Ngay sau khi em bé và nhau thai được đưa ra ngoài, bạn sẽ được theo dõi để đảm bảo tử cung đang co bóp như bình thường. Nếu chảy máu nghiêm trọng, bác sĩ và các nhân viên y tế sẽ xoa bóp tử cung của bạn để giúp nó hoạt động bình thường, hoặc bạn có thể được bổ sung một loại hormone tổng hợp có tên là oxytocin để giúp kích thích các cơn co thắt tử cung.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện kiểm tra vùng chậu để tìm nguyên nhân xuất huyết. Nếu mất máu quá nhiều, sản phụ sẽ được truyền máu. Nếu xuất huyết xảy ra sau một hoặc hai tuần sau sinh con, nó có thể được gây ra bởi một mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung. Nếu vậy, các mô sẽ được phẫu thuật cắt bỏ.
Nhiễm trùng tử cung
Thông thường, nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trong khi sinh và bị tống ra khỏi âm đạo trong vòng 20 phút sau khi sinh. Nếu các mảnh của nhau thai vẫn còn trong tử cung, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Nhiễm trùng túi ối (túi nước bao quanh em bé) khi chuyển dạ có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung sau sinh. Triệu chứng bao gồm: sốt cao, nhịp tim đập nhanh ; số lượng bạch cầu tăng bất thường; tử cung to,tức và đau; tiết dịch có mùi hôi thường chỉ ra khi nhiễm trùng tử cung.
Khi các mô xung quanh tử cung cũng bị nhiễm trùng, sản phụ có cảm thấy đau và sốt một cách nghiêm trọng. Nhiễm trùng tử cung thường có thể được điều trị bằng tiêm thuốc kháng sinh, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn như sốc do nhiễm trùng.
Nhiễm trùng vết mổ
Nếu vết mổ bị sưng đỏ hoặc chảy mủ, bạn gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bạn không được gãi vết mổ. Nếu ngứa, bạn có thể sử dụng kem dưỡng da để giảm ngứa.
Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận, có thể xảy ra nếu vi khuẩn lây lan từ bàng quang, bao gồm các triệu chứng như sốt cao, đau lưng hoặc đau bên hông, táo bón và đi tiểu đau. Khi bạn bị nhiễm trùng thận, bác sĩ thường chỉ định bạn tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh. Bạn cần uống nhiều nước và được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu khi bắt đầu và kết thúc điều trị để sàng lọc những vi khuẩn còn lại.
Nếu bạn bị sốt cao, hãy báo ngay cho bác sĩ biết bởi đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh.
Đau vùng chậu
Đối với những phụ nữ sinh thường đường âm đạo bị đau ở đáy chậu (khu vực giữa trực tràng và âm đạo) là khá phổ biến. Những mô mềm này có thể bị kéo căng hoặc rách trong quá trình sinh nở, khiến chúng sưng, bầm tím và đau nhức. Sự khó chịu này cũng có thể trở nên trầm trọng hơn do thủ thuật cắt tầng sinh môn.
Sau sinh con, cơ thể bạn bắt đầu hồi phục, sự khó chịu sẽ giảm bớt. Bạn phải tự lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ trực tràng.
Nếu ngồi không thoải mái, bạn có thể sử dụng một chiếc gối để giúp giảm áp lực lên đáy chậu. Sử dụng thuốc giảm đau (không sử dụng aspirin nếu bạn đang cho con bú) cũng có thể đem lại hiệu quả.
Khi bạn cảm thấy đau vùng chậu, các bài tập cơ chậu có thể giúp phục hồi cơ âm đạo của bạn. Tuy nhiên, nếu vùng âm đạo của bạn bị đau nhiều hơn và kéo dài, hãy ngừng tập thể dục và báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bản thân.
Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo là hiện tượng phổ biến trong vài tuần đầu sau sinh con. Chất thải này, bao gồm máu và phần còn lại của nhau thai, được gọi là lochia. Trong vài ngày đầu sau khi sinh con, dịch tiết ra có màu đỏ tươi và có thể bao gồm cả cục máu.
Chất dịch sẽ chuyển dần dần sang màu hồng, rồi trắng hoặc vàng trước khi dừng hoàn toàn. Chất dịch màu đỏ tươi có thể quay trở lại vào các thời điểm khác, chẳng hạn như sau khi cho con bú hoặc tập thể dục quá mạnh mẽ , nhưng tình trạng chảy máu âm đạo cải thiện sau 10-14 ngày.
Sưng vú
Khi sữa về ( khoảng hai đến bốn ngày sau khi sinh), ngực của bạn có thể trở nên rất to, cứng và đau. Tình trạng sưng vú sẽ giảm khi bạn cho con bú hoặc nếu bạn không cho con bú trong khoảng 3 ngày thì cơ thể sẽ ngừng sản xuất sữa.
Bạn có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách dùng một chiếc áo ngực hỗ trợ vừa vặn và chườm túi nước đá lên ngực. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể mát xa bầu ngực hoặc dùng máy hút sữa để giảm sự căng tức.
Nếu bạn không cho con bú, không nên tắm nước nóng và vắt sữa bởi điều này sẽ chỉ khiến cơ thể bạn sản xuất sữa nhiều hơn. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này cho đến khi nguồn sữa hoàn toàn cạn kiệt.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh có thể xảy ra sau sinh con, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :