Dù bạn có là bệnh nhân hay bác sĩ hoặc nhân viên y tế, thì bạn cũng cần biết 8 đặc quyền của bệnh nhân cực kì quan trọng trong lĩnh vực y tế.
1. Quyền được điều trị khẩn cấp
Tất cả các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch và khẩn cấp thì các bác sĩ và các nhân viên y tế có trách nhiệm cứu chữa họ ngay cả khi điều kiện kinh tế của họ khôg đủ khả năng.
Theo Đạo luật Lao động & Điều trị Y tế Khẩn cấp, tình trạng y tế khẩn cấp được định nghĩa là tình trạng tự biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng (bao gồm các cơn đau dữ dội), mà nếu bệnh nhân ở trong tình trạng này mà không được thực hiện chăm sóc y tế kịp thời sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu không được điều trị ngay lập tức, bệnh nhân có thể bị suy giảm và rối loạn chức năng cơ thể trầm trọng. Chính vì thế, đây được xem là đặc quyền của bệnh nhân đầu tiên cũng như là quan trọng nhất mà một bệnh nhân cần có.
2. Quyền được tôn trọng
Tôn trọng là một trong những đặc quyền của bệnh nhân không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn cả trong đời sống hằng ngày. Tôn trọng là không bị phân biệt đối xử, giới tính, tôn giáo, địa vị, tuổi tác, dân tộc,.. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù là ai, chỉ cần là bệnh nhân thì các bác sĩ và nhân viên y tế cũng không được đối xử tệ bạc hay có thái độ khó chịu, miệt thị trong quá trình điều trị và giúp đỡ họ phục hồi sức khoẻ.
3. Quyền được đồng ý
Trước khi bác sĩ tiến hành bất kỳ một phương pháp điều trị nào đó, phải cung cấp đầy đủ thông tin về việc chẩn đoán bệnh tình cũng như những phương pháp điều trị để họ đồng ý thực hiện hoặc không đồng ý. Đối với những quá trình điều trị có thủ tục y tế thông thường, bác sĩ phải cung cấp cho bệnh nhân càng nhiều thông tin càng tốt để bệnh nhân có thể đưa ra quyết định sáng suốt về việc chăm sóc bản thân của họ.
4. Quyền từ chối điều trị
Trong các tình huống khẩn cấp, đặc quyền của bệnh nhân là được chữa trị và chăm sóc kịp thời. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền được từ chối tiến hành điều trị. Theo góc nhìn đạo đức mà nói, các bác sĩ và nhân viên y tế có trách nhiệm và nghĩa vụ cứu chữa, bảo vệ và đảm bảo sức khoẻ của bệnh nhân trong tình trạng tốt nhất có thể. Song, cuối cùng, bệnh nhân vẫn là người có quyền đưa ra quyết định điều trị hay từ chối.
5. Quyền chọn nhà cung cấp
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể được các bác sĩ và phía bệnh viện giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc cũng như cơ sở y tế khác. Thông thường, bệnh nhân được giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa, chăm sóc sức khỏe tại nhà,… Đôi khi trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, các bác sĩ đã vi phạm đặc quyền của bệnh nhân bởi các mối quan hệ của họ.
Tin liên quan: 10 điều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em muốn bạn biết
6. Quyền riêng tư
Các thông tin về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân không giới hạn ở chẩn đoán y tế, kế hoạch điều trị, đơn thuốc, thông tin bảo hiểm y tế, thông tin di truyền, hồ sơ nghiên cứu lâm sàng và hồ sơ sức khỏe tâm thần. Và chỉ duy nhất bệnh nhân mới được quyền đồng ý tiết lộ tình trạng sức khoẻ của mình cho ai, khi nào, và ở mức độ nào mà thôi.
Đối với bệnh nhân, thiếu sự riêng tư có thể dẫn đến sự xấu hổ cá nhân, sự sỉ nhục trước công chúng và sự phân biệt đối xử. Do đó, các thông tin của bệnh nhân cần được bảo mật kỹ càng.
7. Quyền khiếu nại
Bệnh nhân có quyền được xem xét công bằng hoặc khiếu nại đối với bác sĩ, bệnh viện hoặc bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào khác khi họ cảm thấy bất công hoặc thấy điều gì đó không đúng trong việc điều trị của mình. Đặc quyền của bệnh nhân về việc khiếu nại bao gồm các khoản:
- Sự thỏa đáng của điều trị
- Thái độ và hành vi của nhân viên y tế
- Thời gian chờ đợi
- Thời gian hoạt động
- Vấn đề thanh toán và xuất hoá đơn
8. Trách nhiệm của Bệnh nhân
Bệnh nhân cũng có những đặc quyền và nghĩa vụ nhất định đối với bác sĩ, và nhà cung cấp dịch vụ cho mình bằng việc tham gia vào kế hoạch điều trị của họ và thực hiện tích cực. Ngoài ra cũng hãy giải quyết các nghĩa vụ tài chính của họ cũng như là tôn trọng họ.
Nguồn: Patient’s Bill of Rights