Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường ở trẻ. Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 – 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 – 14. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).
Đặc biệt, cha mẹ cần phân biệt rõ tình trạng dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính. Trong đó ngực phát triển đơn thuần, không đi kèm với các dấu hiệu dậy thì khác.
Dậy thì sớm đang trở thành nỗi lo sợ với nhiều cha mẹ bởi những trẻ bị bệnh này thường bị thấp lùn khi trưởng thành. Cùng với nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Nhiều trẻ phát triển sớm nhưng kiến thức lại chưa đầy đủ nên việc đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục là khó tránh khỏi. Dậy thì sớm còn là căn nguyên gây vô sinh và dễ bị tấn công bởi những căn bệnh ung thư: ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng…
Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé
Hiện vẫn chưa rõ về nguyên nhân của tình trạng này. Trong vài trường hợp thì nguyên nhân có thể là do cơ thể mất cân bằng hormone hoặc não xuất hiện một khối u. Một nguyên nhân khác là chế độ ăn hằng ngày của trẻ chứa quá nhiều chất béo.
Ngoài ra, việc trẻ còn quá nhỏ khi bước vào giai đoạn dậy thì cũng được cho là do sự tăng tốc của một quá trình bình thường nào đó diễn ra trong cơ thể. Một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Do sự bất thường ở tuyến yên hoặc khu vực não nơi điều khiển tuyến yên này (vùng dưới đồi). Dạng này được gọi là dậy thì sớm trung ương hay còn gọi là CPP (viết tắt từ chữ central precocious puberty).
- Dậy thì sớm hiếm khi bị gây ra bởi tuyến bài tiết hormone giới tính (có ở buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam). Tuyến bài tiết này hoạt động theo cách riêng của chúng và sớm hơn bình thường. Dạng này gọi là dậy thì sớm ngoại biên.
- Do trẻ tiếp xúc với estrogen hoặc androgen có trong kem thoa hoặc thuốc. Dù sử dụng chúng đúng liều theo chỉ định hay quá liều đi nữa vẫn có nguy cơ bước vào tuổi dậy thì khi còn quá nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dậy thì sớm
Theo các chuyên gia y tế, thời điểm dậy thì không phải tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt hoặc có thể xuất tinh. Mà tính từ khi cơ thể mọc lông mu, ngực, âm vật, dương vật phát triển. Vì thế, nhiều trẻ có kinh nguyệt hoặc xuất tinh ở độ tuổi 12-13 nhưng đã có dấu hiệu mọc lông mu, phát triển ngực ở những năm trước đấy vẫn được coi là dậy thì sớm.
Biểu hiện ở bé trai
Dấu hiệu dậy thì đầu tiên là tăng kích thước tinh hoàn. Vài tháng sau, lông mu bắt đầu mọc; lông nách, tinh hoàn và dương vật tiếp tục phát triển. Nam đạt tốc độ tăng chiều cao tối đa chậm hơn nữ 2 – 3 năm.
Những thay đổi khác bao gồm:
- Giọng trầm hơn, cơ bắp to lên, có khả năng cương cứng và
- xuất tinh. Bàn tay và bàn chân to ra, rồi đến cánh tay và cẳng chân, thân và ngực phát triển.
- Ở một số em trai, ngực có thể phát triển. Những thay đổi trên vẫn tiếp tục. Quá trình dậy thì hoàn thành sau 3 – 4 năm với lông mu, tinh hoàn và dương vật đạt kích thước như ở người lớn.
Biểu hiện ở bé gái
Dấu hiệu đầu tiên là ngực phát triển. Ngực nhú lên thành những cục nhỏ dưới núm vú, ở một hoặc cả hai bên. Những cục này có thể cứng và có kích thước khác nhau. Thời điểm này trẻ thường bắt đầu cao nhanh.
Sau khoảng 6 tháng, lông mu xuất hiện (mặc dù ở một số trẻ, mọc lông mu lại là biểu hiện đầu tiên của dậy thì),rồi đến lông nách.
Trong vài năm tiếp theo, các bộ phận trên tiếp tục phát triển, dẫn tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Thay đổi này thường xuất hiện vào 12,5 – 13 tuổi, khoảng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì.
Cơ thể tiếp tục phát triển và toàn bộ quá trình dậy thì hoàn tất sau 3 – 4 năm như người lớn.
Trong giai đoạn dậy thì, các bé gái thường cao trung bình 7 – 8cm/năm và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh.
Dậy thì sớm có nguy hiểm không?
Dậy thì sớm đi kèm với những hệ lụy như:
- Ảnh hưởng tâm lý
- Chiều cao hạn chế
- Ham muốn tình dục trước tuổi dẫn đến nguy cơ có thể bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
- Nguy cơ bị lạm dụng tình dục
- Hội chứng buồng trứng đa năng (bé gái): Chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì. Gây buồng trứng đa nang.
- Tăng sự tò mò về sự thay đổi cơ thể, nhất là những bộ phận cơ quan sinh dục.
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân, coi bản thân là trung tâm. Tăng nhu cầu riêng tư, thích ở một mình hoặc có không gian riêng, tách biệt dần với cha mẹ. Mong muốn thoát khỏi sự giám sát của người lớn.
- Trong tương tác với người lớn, trẻ có xu hướng cường điệu hóa như hay suy diễn. Thổi phồng về thái độ và hành động của người lớn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm, tự tử hay tự hủy hoại bản thân…
- Đôi khi khó làm chủ được cảm xúc. Dễ bị kích động hay phạm lỗi, dễ có hành vi bốc đồng, thiếu tôn trọng người khác.
- Dễ thay đổi tâm trạng như lúc thì vui vẻ, náo nhiệt, lúc lại tỏ vẻ thờ ơ, mỏi mệt…
Cách điều trị dậy thì sớm
Trước tiên nếu bạn thấy con có các dấu hiệu dậy thì sớm, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Bạn hãy bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này. Giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường khi trẻ lớn lên.
- Đừng quá chú ý đến vóc dáng của trẻ. Thay vào đó hãy dành lời khen cho những việc làm tốt của trẻ trong học tập, hoạt động thể thao…
- Trấn an trẻ bởi trẻ còn quá nhỏ và không hề biết những gì đang xảy ra với mình. Nếu trẻ rơi vào hoảng loạn ở thời điểm này có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Để lại những dấu ấn tiêu cực kéo dài đến tuổi trưởng thành.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên của trẻ để hiểu và đánh giá tình hình học tập của con. Điều này cũng giúp bạn biết được trẻ có đang gặp phải bất kỳ áp lực nào ở trường hay không.
Tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm có hoạt động không?
Hiện nay tình trạng dậy thì sớm ở trẻ đang khiến nhiều ông bố, bà mẹ đứng ngồi không yên. Thậm chí, nhiều gia đình còn nghe các thông tin trên mạng, sau đó đưa con đi tiêm hormone để kìm hãm dậy thì sớm với mong muốn con phát triển đúng tuổi.
Hiện nay tình trạng dậy thì sớm ở trẻ đang khiến nhiều ông bố, bà mẹ đứng ngồi không yên. Thậm chí, nhiều gia đình còn nghe các thông tin trên mạng, sau đó đưa con đi tiêm hormone để kìm hãm dậy thì sớm với mong muốn con phát triển đúng tuổi. Việc tiêm hormone cơ bản là có tác dụng nhưng nếu lạm dụng có thể gây tác hại trực tiếp đến các bé. Do đó việc sử dụng hormone bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ mới được dùng.
Có hay không biện pháp phòng ngừa dậy thì sớm
Bạn cần phải giúp trẻ ngăn ngừa chứng béo phì, tránh tiếp xúc với estrogen trong môi trường và hạn chế căng thẳng.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dậy thì sớm là một bệnh lành tính, không gây tử vong. Tuy nhiên bệnh để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Khi phát hiện trẻ dậy thì sớm, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được tư vấn, thăm khám và điều trị.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh dậy thì sớm. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- 6 loại thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm một cách đáng sợ
- Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi đồng 1 – Thông tin chi tiết
- [Bình Thạnh] Top 6 phòng khám nhi ở quận Bình Thạnh uy tín ba mẹ nên biết
Nguồn tham khảo: Tổng hợp