Biến chứng thai kỳ giai đoạn muộn
Biến chứng thai kỳ: Huyết khối tĩnh mạch sâu
Biến chứng thai kỳ huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng hình thành máu đông trong tĩnh mạch sâu. Tình trạng này có khuynh hướng xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Tăng đông máu để bảo vệ bà bầu khỏi tình trạng xuất huyết trong tử cung, cầm máu trong quá trình sinh nở.
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là: tiền sử, tuổi tác, thừa cân hoặc vận động quá nhiều hay quá ít. Mẹ bầu có xuất hiện đau nhức bắp chân, sưng chân, tĩnh mạch non giãn hơn bình thường. Cho thấy mẹ có nguy cơ mắc biến chứng này.
Huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai là một bệnh nguy hiểm đến mẹ lẫn thai nhi. Đối với mẹ, biến chứng này có thể gây tắc mạch máu não và nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong. Mặt khác, gây ra những nguy hiểm như sẩy thai, sinh non, vỡ ối sớm với thai nhi.
Biến chứng thai kỳ: Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là tình trạng khi áp lực máu bơm qua động mạch quá cao. Tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ. Biểu hiện qua một số triệu chứng như: phù, tăng cân nhanh, tiền sản giật,…
Huyết áp cao trong thai kỳ có thể khiến tim và thận của mẹ bầu làm việc căng thẳng hơn. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ Tất cả bà bầu bị tăng huyết áp đều có nguy cơ cao bị tiền sản giật.
Để có thể xác định huyết áp tại nhà, mẹ nên dự phòng một chiếc máy đo huyết áp để tiện theo dõi sức khỏe. Ngoài ra, nên tuân thủ chế độ ăn uống cho bà bầu, vận động, luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Biến chứng thai kỳ: Rhesus
Rhesus, còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh. Là một biến chứng xảy ra khi mẹ sản xuất kháng thể chống lại tế bào hồng cầu có Rh+ của em bé. Nguyên nhân phát sinh khi mẹ có nhóm máu âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu dương.
Nếu gặp phải biến chứng Rhesus, em bé sinh ra có nguy cơ cao bị vàng da. Những em bé này thường phải được truyền máu để giữ cho lượng dự trữ sắt ở mức bình thường. Ngoài ra, có thể điều trị bằng đèn chiếu và giám sát chặt chẽ nồng độ sắt và bilirubin trong máu.
Mẹ nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, phòng tránh mắc bệnh.
Đa ối (nhiều nước ối) – Thiểu ối (thiếu nước ối)
Bình thường lượng ối chuẩn là khoảng 1 lít. Hiện tượng đa ối được cho rằng khi nước ối vượt quá 2 lít. Ngược lại nếu ít hơn bình thường theo tuổi thai và ở dưới đường percentile thứ 5 gọi là thiểu ối.
Nguyên nhân của biến chứng thiếu ối này do đường tiết niệu cũng như lượng nước không đủ cho cơ thể. Nếu mẹ mắc phải hiện tượng thiếu ối có thể dẫn đến tình trạng suy thai, viêm phổi và dễ ngạt lúc sanh. Vì thế, cần đi khám, siêu âm, đo tim thai, đảm bảo uống đủ nước để hạn chế những điều không mong muốn.
Ngoài ra, đa ối cũng có thể xảy ra ở giai đoạn này. Tình trạng tiểu đường, thiếu máu, bất tương đồng nhóm máu mẹ con, có nguy cơ mắc bệnh này. Biến chứng này ảnh hưởng đến quá trình chào đời: băng huyết sau sinh, ối vỡ sớm, ngôi thai bất thường. Nếu cảm thấy khó thở, ra nước âm đạo, thai máy yếu nên thăm khám bác sĩ kịp thời.
Đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn sản xuất insulin. Đó là nguyên nhân của biến chứng đái tháo đường thai kỳ.
Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường: khát nước, đi tiểu nhiều, nước tiểu có kiến bâu, vùng kín bị nấm. Đái tháo đường thai kỳ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Nhằm ngăn ngừa tình trạng trên, nên lưu ý chế độ ăn uống để duy trì lượng đường. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbonhydrat đơn, các chất béo bão hòa. Ngoài ra, tập thể dục giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút…
Bong nhau thai
Hiện tượng vỏ nhau thai tách ra khỏi thành bên trong của tử cung trước khi sinh được gọi là bong thau thai. Nguyên nhân chính do chấn thương vùng bụng, vết kim đâm vào lá nhau không đúng chỗ. Nếu mẹ chỉ bong cục bộ hay một vùng nhỏ thì hầu như không có biến chứng. Nếu nhau bong non nghiêm trọng, không được điều trị kịp thời, cả mẹ và bé đều có thể tử vong.
Sản phụ có dấu hiệu chảy máu kèm co thắt tử cung, huyết áp thấp, đau bụng. Khả năng cao sẽ gặp phải biến chứng này. Biến chứng này không có phương pháp điều trị cụ thể. Nên nghỉ ngơi và tuân thủ lịch khám thai định kỳ. Tốt nhất, nếu có dấu hiệu bất thường nên báo với bác sĩ để có cách điều trị sớm nhất.
Thai chết lưu
Thai chết lưu là tình trạng thai nhi đã chết trong bụng mẹ trước khi được sinh ra, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nguyên nhân thai lưu xuất phát từ nhiều yếu tố của mẹ và thai nhi. Theo thống kê, các nguyên nhân từ mẹ bao gồm: đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền sản giật. Nhưng phổ biến nhất là do nhau thai không hoạt động đúng dẫn đến biến chứng thai lưu. Nhau thai là cơ quan liên kết nguồn cung cấp máu của thai nhi và mẹ. Cũng là nơi nuôi dưỡng thai trong bụng mẹ.
Triệu chứng thai chết lưu biểu hiện qua thai máy, tim thai bất thường, bụng co cứng, xuất huyết âm đạo, sốt cao, ngực tự động tiết ra sữa non.
Để hạn chế và ngăn ngừa biến chứng này, mẹ nên khám sức khỏe trước khi mang thai. Đồng thời, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá để bé khỏe, mẹ vui.
Ứ mật trong thai kỳ
Hội chứng ứ mật thai kỳ xảy ra vào cuối thai kỳ, gây kích thích ngứa dữ dội. Thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể. Có thể nói, nguyên nhân của bệnh này có thể do di truyền hoặc sự thay đổi hoocmon trong cơ thể.
Các dấu hiệu ứ mật thai kỳ thường gặp như là: ngứa, đặc biệt là trên bàn tay và bàn chân, trầm cảm, phân lợt,…có khả năng bạn mắc phải biến chứng này. Để điều trị ngứa, mẹ có thể tắm nước ấm và chườm đá lạnh lên vùng da ngứa. Song nếu tình trạng kéo dài không thuyên giảm, nên hỏi ý kiến bác sỹ để điều trị tốt hơn.
Đau dây chằng mu
Dây chằng mu ở bà bầu có xu hướng dãn ra do ảnh hưởng bởi các nội tiết tố thai kì và chúng không thể giữ khung xương chậu khớp chặt với nhau. Bà bầu có thể cảm thấy không thoải mái đau khi đi lại đứng lên và hoạt động thông thường. Sử dụng đai lưng hoặc vật lí trị liệu sẽ giúp giảm khó chịu. Bà bầu nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nặng.
Nguồn : webmd
Tham khảo các thông tin hữu ích
6 biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn giữa
9 biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn muộn
4 biến chứng thai kỳ nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn sinh con
Nguồn tham khảo: tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!