Bà bầu bị cúm phải làm sao?
Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp và có khả năng lây lan khá nhanh. Cúm bao gồm 3 loại là cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó cúm A và B là hai loại nguy hiểm nhất, là tác nhân gây ra các dịch cúm hằng năm. Còn cúm C sẽ gây cảm cúm nhưng với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Do đó, cúm là loại bệnh mọi người cần lưu ý cẩn trọng. Vậy bà bầu bị cúm phải làm sao? Phụ nữ mang thai bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Những lưu ý khi bị cúm là gì. đặc biệt là bà bầu bị cúm A cần làm gì?
Bà bầu bị cúm được khuyên nên đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc, giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi thật tốt.
3 nguyên nhân khiến bà bầu bị cúm
1. Thay đổi thời tiết
Chúng ta đều biết, khi mang thai cơ thể mẹ bầu rất mẩn cảm với nhiều yếu tố, lẫn bên ngoài và bên trong. Nếu thời tiết hoặc các yếu tố bên ngoài đột nhiên thay đổi sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu nhất thời không thích ứng kịp, dẫn đến tình trạng ốm đau, sốt hay cảm cúm cho bà bầu.
2. Thay đổi chức năng hô hấp
Bà bầu bị cúm nguyên nhân do bị thay đối chức năng hô hấp. Bà bầu mang thai tuần thứ 18 thì lượng tiêu hao oxy sẽ tăng lên từ 10 – 20%, thậm chí 50% để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mẹ và thai nhi. Vì thai nhi không thể hô hấp, nên việc hấp thu khí oxy và thải ra khí cacbonic hoàn toàn nhờ vào cơ thể mẹ. Do đó bà bầu sẽ hô hấp, hít thở nhiều hơn cũng là nguyên nhân khiến mẹ hít phải khí bụi nhiều hơn. Khí bụi ô nhiễm, độc hại khiến cơ thể bà bầu dễ bị cảm cúm hơn.
3. Chức năng miễn dịch suy giảm
Giai đoạn có thai, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi một vài chức năng dẫn đến những yêu cầu bổ sung cho cơ thể cũng thay đổi so với bình thường. Nếu không đáp ứng được những gì cơ thể cần đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ yếu đi, cũng là lúc chức năng miễn dịch suy giảm. Chức năng miễn dịch suy giảm là cơ hội cho các vi khuẩn bất lợi tấn công cơ thể.
Dấu hiệu bà bầu bị cúm
Bà bầu bị cúm thường có những biểu hiện sau:
Đau họng
Ho
Sổ mũi
Đau đầu
Sốt cao 40 độ C
Nôn hoặc buồn nôn
Tiêu chảy
Nhức mỏi cơ thể
Mệt mỏi
Chán ăn
Nóng lạnh trong người
Đau cơ
Hắt hơi
5 cách trị cúm cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Phụ nữ mang thai bị cúm nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Đặc biệt, bà bầu bị cúm có những biểu hiện như khó thở, chóng mặt hay đau tức ngực cần phải nhanh chóng đến gặp chuyên gia y tế ngay. Chuyên gia y tế sẽ giúp mẹ bầu giải quyết các vấn đề nguy hiểm đó đồng thời đưa ra những lời khuyên để bà bầu nhanh chóng khỏe bệnh.
2. Không tự ý sử dụng thuốc
Bà bầu bị cúm không được tự ý sử dụng thuốc mà không có toa hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, bà bầu bầu cúm 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc, nhất là kháng sinh. Vì lúc này thai nhi trong bụng mẹ còn rất yếu, nếu bà bầu sử dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhiễm độc thai nghén, thai nhi sinh ra bị dị tật, thậm chí có nguy cơ vong thai.
3. Tiêm phòng cúm
Tiêm phòng cúm cũng là một biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Tất nhiên phụ nữ có bầu tiêm phòng cúm cần phải có chỉ định của bác sĩ. Vậy bà bầu tiêm phòng cúm khi nào là hợp lý?
Vắc-xin cúm được khuyên nên tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng. Do đó, trước khi có ý định mang thai, các mẹ nên lên kế hoạch tiêm ngừa phòng cúm trước để đạt hiệu quả.
4. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi cũng là một trong những phương pháp giúp bà bầu trị cúm hiệu quả. Mẹ bầu nên mặc áo và quần dài để giữ ấm cho cơ thể. Không mặc quá mong manh để tránh nhiễm lạnh, cũng không mặc quá kín, nhiều lớp áo quần để tránh cơ thể không toát được mồ hồi, gây ngột ngạt cho cơ thể mang thai.
5. Nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh đó chế độ nghỉ ngơi cũng rất quan trọng trong việc trị cúm cho bà bầu. Mẹ bầu nên đầu tư thời gian để thư giản, nghỉ ngơi để mang lại sự thoải mái và nhẹ nhàng cho cơ thể. Tránh làm việc quá nhiều, làm việc quá sức dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Bà bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguy cơ dị tật thai nhi
Mẹ bầu bị cúm trong 13 tuần đầu thai kỳ dễ gây nguy cơ dị tật cho thai nhi nhất, vì lúc này thai nhi vẫn còn yếu. Nếu mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu thai kỳ thì phải đặc biệt cẩn thận để tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các dị tật bẩm sinh thai nhi có thể mắc phải như là hở hàm ếch, hở van tim hay một số khiếm khuyết các trên cơ thể.
Rối loạn tâm thần
Bộ não của thai nhi rất dễ tổn thương, cũng không đủ mạnh mẽ để chống lại các tác nhân xấu. Do đó, nếu mẹ bầu bị cúm rất dễ gây ảnh hưởng đến não bộ của bé. Đặc biệt là bà bầu bị cúm 5 tháng đầu dễ dẫn đến chứng rối loạn tâm thần ở trẻ.
Ngoài ra các loại thuốc trị cúm cũng có thể có loại không phù hợp và sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương của trẻ.
Thai nhi chậm phát triển
Giai đoạn mang thai mẹ chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất của thai nhi. Bị cúm khiến mẹ ăn không ngon miệng, nghỉ ngơi không đầy đủ, suy nhược, mệt mỏi,…Những tác nhân đó sẽ khiến thai nhi suy yếu, chậm phát triển vì không nhận đủ chất dinh dưỡng từ mẹ.
4 lưu ý khi bà bầu bị cúm
1. Bà bầu bị cúm nên ăn gì?
Những thực phẩm được khuyên dùng khi bà bầu bị ốm là:
- Hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa,…Nếu cảm có kèm ho thì hạn chế ăn cam, quýt, chanh
- Ăn nhiều rau củ như súp lơ, cà rốt, cà chua, các loại rau lá xanh, bắp cải đỏ, đậu Hà Lan,…
- Uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước sôi để nguội
- Uống mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng
- Ăn cháo nấu với trứng, thêm nhiều hành hoặc tía tô
- Súp gà thêm nhiều tỏi và rau xanh như rau bina (cải bó xôi), đậu Hà Lan
- Nếu mẹ bầu chán ăn hoặc không muốn ăn, có thể xay trái cây hoặc rau củ ra thành nước để dễ uống
2. Bà bầu bị cúm không nên ăn gì
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị cúm không nên ăn:
- Thức ăn cứng: bánh quy, khoai lang chiên, khoai tây chiên, snack,…
- Thực phẩm chế biến sẵn: đồ hộp. xúc xích, lạp xưởng,…
- Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Thức uống chứa cồn
- Cà phê, trà đặc
- Ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh, thực phẩm để qua đêm
3. Bà bầu bị cúm nên kiêng gì?
Những điều phụ nữ có bầu bị cúm nên kiêng:
- Hạn chế ra đường, đến chỗ đông người, chỗ có không gian kín, bí
- Tiếp xúc với những người bị ho, sốt, cảm cúm khác
- Không lưu lại những nơi có không khí ngột ngạt, không khí bốc mùi, không khí ô nhiễm
- Không nằm hướng gió, hướng quạt vì có nguy cơ bị ngạt mũi, sổ mũi cao hơn
- Tắm nước lạnh, tắm đêm
4. Bà bầu bị cúm nên đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Mẹ bầu bị cúm gặp những trường hợp sau phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ ngay:
- Sốt cao trên 39 độ
- Cảm cúm kèm theo ho khan, ho kéo dài
- Nôn
- Ăn không tiêu
- Co giật
- Khó thở hoặc thể dốc
- Đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng
- Đau nhức cơ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị cúm phải làm sao? Bà bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị cúm .
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Danh sách từ khóa bà bầu đặc biệt quan tâm:
- Bà bầu bị cúm a
- Bà bầu bị cúm uống thuốc gì
- Bà bầu bị cúm a có ảnh hưởng gì không
- Bà bầu bị a h1n1
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp