Bà bầu bị chuột rút phải làm sao?
Bà bầu bị chuột rút khi mang thai là một hiện tượng phổ biến. Chuột rút xảy ra đồng nghĩa với việc cơ thể mẹ bầu đang thay đổi theo từng ngày và thai nhi cũng đang lớn lên khỏe mạnh từng ngày. Chuột rút có thể là một điều bình thường trong giai đoạn thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể đó là dấu hiệu của một mối đáng quan tâm nào đó. Vậy bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách trị chuột rút an toàn cho mẹ là gì?
Bà bầu bị chuột rút được khuyên nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, không vận động nhiều, lựa chọn tư thế phù hợp, xoa nắn chân và làm ấm.
4 nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút
1. Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi mỗi ngày mỗi phát triển, thai nhi càng lớn khiến trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng lên. Cân nặng tăng sẽ gây áp lực lớn đến các phần cơ bắp ở chân, là nguyên nhân dẫn đến chuột rút ở phụ nữ mang thai. Bà bầu bị chuột rút 3 tháng cuối thai kỳ là phổ biến nhất. Lúc này thai nhi đã lớn rất nhiều, cơ thể mẹ sẽ bận rộn làm việc để chuẩn bị cho ngày chào đón em bé.
2. Tử cung to ra
Theo ông Annette Bond, giám đốc y khoa khoa sản tại Bệnh viện Greenwich giải thích: Các cơ trong tử cung của bà bầu sẽ sớm bắt đầu căng ra và mở rộng. Tử cung to ra gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh. Mạch máu và các dây thần kinh bị chèn sẽ khó lưu thông máu, là nguyên nhân dẫn dến các cơ co tạo thành chuột rút ở bà bầu.
3. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) cũng có thể gây ra chuột rút. Một nghiên cứu từ BMJ cho biết có tới 6% bà mẹ tương lai sẽ bị nhiễm trùng tiểu trong khi mang thai. Nhiễm trùng tiểu có thể nhanh chóng dẫn đến nhiễm trùng ở thận. Điều này làm tăng nguy cơ bà bầu sinh non.
4. Tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải
Nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải có thể là do tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, còn số một số nguyên nhân thông thường là mất nước, hoạt động quá sức, thiếu vitamin D. Mất cân bằng điện giải có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút, dễ cáu kỉnh, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, nhịp tim bất thường, các vấn đề về thần kinh,…
Dấu hiệu bà bầu bị chuột rút
Chuột rút có thể được miêu tả là một cơn đau đột ngột những rõ ràng, dễ cảm nhận. Thường xảy ra ở cơ bắp chân hoặc bàn chân của bạn. Chuột rút là một dấu hiệu cho thấy cơ bắp của bạn đang co thắt rất chặt, cảm giác như chân co lại, không thể tiếp tục đứng hay di chuyển.
5 cách trị chuột rút khi mang thai
1. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng
Các bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, nâng bắp chân và chạy bộ chậm rất tốt để giúp máu lưu thông ở chân và có thể giúp ngăn ngừa chuột rút. Trên thực tế, tập thể dục đều đặn, vừa phải khi mang thai là một ý tưởng tốt, nó giúp cơ thể bạn mẹ quen với những thay đổi về thể chất xảy ra trong suốt thai kỳ.
Phụ nữ mang thai bị chuột rút có thể thử các bài tập cơ chân và chân cụ thể như:
- Uốn cong và duỗi chân lên xuống 30 lần
- Xoay chân 8 lần một chiều và 8 lần khác với chiều còn lại
- Lặp lại tương tự với chân kia
2. Không vận động nhiều
Trường hợp mẹ bầu vận động quá sức, làm việc quá nhiều sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút. Do đó, mẹ bầu không vận động quá nhiều để tránh bị chuột rút.
3. Lựa chọn tư thế phù hợp
Cách đơn giản nhất để trị chuột rút cho mẹ bầu lựa chọn tư thế nằm, ngồi, đứng, ngủ hay bất kỳ vận động nào khác đều phải phù hợp và thoải mái nhất. Nếu cố ép bản thân thích nghi với các tư thế khó khăn sẽ khiến các cơ bị chèn ép, khó lưu thông máu gây nên chuột tút ở phụ nữ mang thai.
4. Xoa nắn chân khớp
Bà bầu bị chuột rút hãy giữ bình tĩnh. Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ phần chân hoặc bộ phận đang bị chuột rút. Lưu ý xoa bóp thật nhẹ nhàng, đều tay và từ từ. Mẹ bầu cứ xoa nhẹ như vậy trong khoảng 3 – 5 phút thì cơn chuột rút sẽ giảm hiệu quả.
5. Làm ấm
Phụ nữ mang thai bị chuột rút có thể làm giảm cơn đau bằng cách làm ấm. Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và các cơn đau. Cách làm rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần dùng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt độ âm có tác dụng giúp cải thiện lưu lượng máu, đẩy lùi cơn chuột rút.
Hoặc bầ bầu có thể trị chuột rút bằng cách tắm nước nóng, ngâm chân,..
Bà bầu bị chuột rút có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mặc dù chuột rút là tình trạng bình thường ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên không vì thế mà cho rằng nó không quan trọng. Nếu mẹ bầu bị chuột rút kèm theo những tình trạng sau thì phải đặc biệt lưu tâm:
1. Nguy cơ sinh non
Nếu mẹ bầu bị chuột rút đạt mức 4 lần trong 1 tiếng thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay. Đó có thể là dấu hiệu của sinh non.
2. Nguy cơ sẩy thai
Chuột rút đi kèm với các triệu chứng như hóng mặt, choáng váng, chảy máu…là những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Thậm chí tình trạng chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo khả năng vong thai.
Lưu ý khi bà bầu bị chuột rút
1. Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị chuột rút nên ăn:
- Thực phẩm giàu Kali: khoai lang, nấm, hạnh nhân, chuối, rau chân vịt…
- Thức ăn chứa muối: bánh quy, các loại súp, nước dùng, hải sản…
- Thực phẩm giàu canxi: sữa chua, cá mòi, củ cải xanh, rau lá xanh đậm, pho mát, nước cam, đậu trắng…
- Thực phẩm giàu carbohydrate: bột yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang, củ cải đường, cam, quả việt quất…
- Uống nhiều nước
2. Bà bầu bị chuột rút không nên làm gì?
Phụ nữ mang thai bị chuột rút kiêng gì:
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ
- Không vận động quá sức
3. Bà bầu bị chuột rút cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai bị chuột rút cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Chuột rút kèm sốt hoặc ớn lạnh
- Chuột rút kèm triệu chứng đau đầu dữ dội
- Chuột rút và khả năng thị lực ảnh hưởng (mờ mắt, nhạy cảm với ảnh sáng, nhìn thấy đốm sáng,…)
- Đau hoặc nóng rát khi đi vệ sinh, đi vệ sinh gặp khó khắn, đi ra máu
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần trước ngày sinh, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non)
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Bà bầu bị chuột rút có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị chuột rút.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp