Bà bầu bị viêm xoang phải làm sao?
Viêm xoang (hay tắc xoang) là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi. Đây là tình trạng phù nề gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang do một vài tác nhân nào đó gây tắc nghẽn xoang. Bà bầu bị viêm xoang là tình trạng khá phổ biến, bởi lúc này sức đề kháng của mẹ bầu kém. Chỉ cần có sự thay đổi đột ngột của môi trường, hay cảm cúm thông thường,… cũng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập gây viêm xoang ở mẹ bầu. Viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bà bầu, làm ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và thai nhi trong bụng. Vậy bà bầu bị viêm xoang phải làm sao?
Bà bầu bị viêm xoang được khuyên nên đi khám bác sĩ và điều trị theo phác đồ phù hợp. Nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị viêm xoang
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng viêm xoang ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Các nguyên nhân điển hình của viêm xoang thai kỳ
- Hệ miễn dịch trở nên suy yếu khi mang thai và làm tăng khả năng bị viêm xoang do nhiễm vi khuẩn, nấm và virus.
- Nội tiết tố thai kỳ, đặc biệt là progesterone và estrogen, có thể khiến tình trạng viêm xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Các hormone làm tăng hoạt động lưu thông máu trong các mạch và màng (bao gồm cả màng nhầy) làm cho chúng sưng lên, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn và chảy dịch mũi sau.
2. Những lý do khác khiến nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở phụ nữ mang thai cao hơn
- Nhiễm lạnh và cảm cúm.
- Viêm mũi dị ứng, dị ứng phấn hoa, môi trường khói bụi,…
- Một nguyên nhân hiếm gặp hơn là giải phẫu mũi xoang. Điển hình như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, phì đại cuốn mũi dẫn đến lưu thông mũi xoang kém mà gây viêm xoang.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị viêm xoang
Các triệu chứng của bệnh viêm xoang ở các mẹ bầu thường có nhiều nét tương đồng với triệu chứng bệnh cảm lạnh hay cảm cúm. Thông thường, một đợt viêm xoang cấp sẽ kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, còn viêm xoang mạn sẽ kéo dài từ trên 12 tuần. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
Sổ mũi.
Đau tai.
Đau họng.
Ho khan, ho nhiều.
Hơi thở có mùi khó ngửi.
Dịch nhầy làm nghẹt mũi.
Mất khứu giác hoặc vị giác.
Sốt cao do phản ứng dị ứng.
Đau đầu khi thực hiện hành động nhai hoặc nghiêng đầu..
Các cách điều trị viêm xoang cho mẹ bầu
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị viêm xoang, việc đầu tiên cần làm là tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn. Từ đó sẽ được tư vấn lộ đình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
2. Biện pháp điều trị không cần dùng đến thuốc
Dưới đây là một số biện pháp an toàn tại nhà để làm giảm tình trạng viêm xoang cho bà bầu:
- Kê cao đầu khi ngủ để thở dễ dàng hơn, ngăn ngừa các cơn ho.
- Xông hơi bằng nước ấm 2 lần mỗi ngày sẽ giúp làm loãng chất nhầy.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng vào ban đêm. Việc này sẽ giúp giữ ẩm cho mũi và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh trong khi bạn đang ngủ.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Mẹ bầu có thể tự pha dung dịch này bằng cách cho 1/8 muỗng cà phê muối và 1 ít bột nở vào 1 chén nước ấm, khuấy đều, bơm vào một bên mũi rồi hỉ ra, đổi bên.
- Nếu bạn bị đau họng, hãy súc miệng bằng nước muối ấm (1/4 muỗng cà phê muối với 250ml nước). Mật ong và chanh cũng giúp giảm đau họng.
- Trong trường hợp bị đau đầu, hãy chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vai, cổ hoặc trán. Tập thể dục hoặc tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm đau đầu.
3. Điều trị nội khoa
Đa phần vẫn là điều trị chủ đạo trong các trường hợp bà bầu bị viêm xoang cấp tính. Các thuốc kháng sinh chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch chống xuất tiết phải được sử dụng hợp lý dưới sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Các loại thuốc dùng để điều trị viêm xoang cấp tính gồm cefprozil (Cefzil) và amoxicillin-clavulanate. Acetaminophen (Tylenol) cũng an toàn khi sử dụng trong thai kỳ để giảm đau.
4. Phẫu thuật chữa viêm xoang
Việc điều trị bằng phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị nội khoa không hiệu quả, kéo dài viêm xoang dai dẳng nhiều năm.
- Viêm xoang đã có các biến chứng như viêm ổ mắt, chèn vào dây thần kinh thị giác.
- Có các bất thường về giải phẫu vùng mũi xoang như lệch vách ngăn mũi, polyp quá to thì phải phẫu thuật để giải quyết căn nguyên.
Bà bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Bệnh viêm xoang không chỉ gây nên những khó chịu cho người bệnh. Bà bầu bị viêm xoang sẽ thường hay lo lắng bệnh tình ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nhiều người vì quá lo lắng khiến cho tinh thần không thoải mái, cơ thể suy nhược không tốt cho cả mẹ và bé.
Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường, nếu phụ nữ mang thai mắc viêm xoang ở tình trạng nhẹ với các biểu hiện như nghẹt mũi, ho nhẹ, chảy nước mũi thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi.
Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng viêm xoang với những biểu hiện nặng như sốt, nhức đầu dai dẳng, ho nặng về đêm thì nên đến bác sĩ thăm khám để được chữa bệnh theo đơn thuốc. Tất nhiên việc uống thuốc cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi. Vì thế, các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị vì có thể gây những biến chứng khó lường cho thai nhi vì những thành phần trong thuốc.
Nếu bà bầu bị viêm xoang mà không chữa trị kịp thời, lâu dần vi khuẩn tích tụ quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non.
Cách phòng tránh viêm xoang cho bà bầu
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm trùng xoang khi mang thai gồm:
- Giữ gìn vệ sinh mũi họng để tránh bị viêm mũi, viêm họng dẫn đến viêm xoang.
- Hạn chế đến những nơi có nhiều khói bụi.
- Đảm bảo khu vực sinh hoạt của gia đình thật sạch sẽ.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cảm lạnh.
- Cần rửa tay thường xuyên với xà bông, hạn chế chạm tay vào vùng mũi.
- Tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách ăn trái cây tươi, rau củ, sữa chua,…
- Bà bầu bị viêm xoang mạn tính cần phải giữ ấm vùng mũi họng thường xuyên. Khi gặp thời tiết lạnh, đối tượng này sẽ dễ bị viêm xoang cấp.
Những lưu ý khi bà bầu bị viêm xoang
Bà bầu bị viêm xoang nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh viêm xoang:
- Những loại thực phẩm giàu omega 3 (nghêu, sò, đậu phộng, cá hồi, cá mòi,…).
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước.
- Kẽm cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Bạn có thể ưu tiên những thực phẩm chứa kẽm, chẳng hạn như bánh mì nguyên cám, đậu lăng, đậu xanh, trứng, hạt điều, khoai tây nướng, cá và thịt.
- Thực phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên (gừng, tỏi, mật ong, chanh,…).
Bà bầu bị viêm xoang nên kiêng ăn gì?
Những thực phẩm mẹ bầu bệnh viêm xoang nên kiêng:
- Thức ăn cay nóng. Các hoạt chất có trong các loại thực phẩm này sẽ kích thích niêm mạc xoang tiết ra dịch nhầy gây ứ đọng và tắc nghẽn đường thở.
- Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn,…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa. Những loại thực phẩm này sẽ khiến mũi tích tụ nhiều dịch nhầy, mủ, khiến bệnh trở nặng hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị viêm xoang phải làm sao? Bà bầu bị viêm xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi viêm xoang trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
- Bà bầu bị viêm xoang mủ
- Bà bầu bị viêm xoang uống thuốc gì
- Mẹo chữa viêm xoang cho bà bầu
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp